Những người nên tránh ăn măng:
- Bà bầu
Trên thực tế, không ít bà bầu bị ngộ độc măng nên sau khi ăn có biểu hiện: nôn, đau bụng, đau đầu, đau bụng, chóng mặt... Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con, tốt nhất các mẹ nên bỏ qua món này trong thai kỳ.
- Người bị bị đau dạ dày
Các bác sĩ cho biết, những bệnh nhân đau dạ dày (hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày) không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn và rất lâu khỏi.
- Người bị bệnh gút
Người bị bệnh này luôn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thực phẩm như măng tre, măng trúc, măng tây đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, chúng được xếp vào danh sách "không nên ăn" đối với tất cả những người bệnh gút.
- Người bị bệnh thận
Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho người thận yếu. Tốt nhất là hãy cố gắng loại bỏ món này ra khỏi mâm cơm và thay thế bằng những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe hơn.
Cách khử độc măng
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:
Cách 1:
Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
Cách 2:
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
Tác giả: