Im lặng do không còn chuyện gì để nói với nhau
Trong tất cả các mối quan hệ đặc biệt là hôn nhân thì điều quan trọng nhất chính là sự giao tiếp với nhau. Khi đã cảm thấy không còn điều gì để chia sẻ, để nói với nhau thì đây có thể là dấu hiệu rạn nứt trong hôn nhân rõ rệt nhất và nhiều khi là đỉnh điểm nhất.
Kiểu im lặng này thật sự vô cùng đáng sợ. Không hiếm cặp vợ chồng, sau một ngày làm việc vất vả, tối đến cả gia đình quây quần bên mâm cơm cùng tâm sự, chia sẻ. Khi đến cả việc nói chuyện với bạn đời - người mà bạn gặp, ở bên nhiều nhất còn không thể vậy hai người còn lại gì?
Khi hai người chẳng có gì để nói với nhau, im lặng trong thời gian dài, không khí gia đình sẽ vô cùng lạnh lẽo và ngột ngào, vợ chồng sẽ khó có được tình cảm mặn nồng. Chìa khóa xem hai người còn yêu thương nhau hay không không chỉ ở sự sẻ chia mà còn liên tục giao tiếp với nhau để tìm ra sự đồng điệu.
Bất đồng quan điểm nhưng lại chọn cách im lặng để sự việc lắng xuống
Một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự giao tiếp thẳng thắn và thường xuyên, cho phép giải quyết những xung đột nhỏ trước khi chúng có cơ hội trở thành những vấn đề lớn hơn. Có những thời điểm trong các mối quan hệ khi im lặng là điều có thể chấp nhận được và thậm chí là hữu ích. Chẳng hạn, vợ chồng có thể dành thời gian suy nghĩ cho một cuộc tranh cãi nảy lửa để giải tỏa mâu thuẫn.
Trong cuộc sống vợ chồng, mâu thuẫn hôn nhân là điều khó tránh. Nếu im lặng có nghĩa là chỉ đơn giản là dành một khoảng thời gian để suy nghĩ thấu đáo và giải quyết lại vấn đề sau đó sẽ là điều rất tốt. Điều quan trọng nhất đó là việc bộc lộ cảm xúc của mình đối với vợ/ chồng. Hôn nhân đòi hỏi vợ chồng phải thấu hiểu nhau và làm được điều đó cần phải ngồi xuống để nói chuyện.
Vậy nhưng nếu bạn chọn sự im lặng là để mọi sự lắng xuống và không giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa 2 vợ chồng thì đây vô hình chung sẽ biến thành dung nham sục sôi chỉ chờ thời gian bùng cháy. iều này thật sự nguy hiểm trong hôn nhân. Đã chấp nhận dành phần quãng đường đời lại với nhau thì đối phương được quyền biết suy nghĩ của bạn với họ và bạn cũng vậy.
Im lặng sẽ là điều vô cùng tệ hại khi mâu thuẫn không giải quyết, hai bên có sự hiểu nhầm, nghi ngờ lẫn nhau. Nó cũng có thể khiến đối phương cảm thấy không được yêu thương, bị tổn thương, bối rối, thất vọng, tức giận. Tình cảm của vợ chồng sẽ càng xa cách.
Im lặng vì sợ mỗi khi nói chuyện là cãi nhau
Không ít cặp vợ chồng cho rằng nếu đã nói chuyện không hợp thì tốt nhất không nên nói chuyện với nhau để cho "nhà êm cửa ấm". Tuy nhiên, chẳng thấy nhà êm cửa ấm đâu mà chỉ thấy tình cảm 2 vợ chồng ngày càng phai nhạt. Hãy nhớ rằng, trước đây 2 người đã cảm thấy cuộc nói chuyện với nhau thú vị và đáng yêu như thế nào thì mới quyết định trở thành bạn đời của nhau. Hãy nhớ rằng đôi khi sự cãi vã chính là thứ gia vị giúp 2 người thêm thấu hiểu, đồng điệu và yêu thương nhau hơn.
Đừng sợ cãi vã. Cả 2 người đều là người trưởng thành, đều là những người phải có trách nhiệm với cuộc hôn cũng như gia đình của mình. Quan trọng là sau cuộc cãi vã đó 2 người ngẫm ra được nhiều điều và thấu hiểu cho nửa kia hơn.
Tác giả: Huyền Trang