Hạt dưa
Hạt dưa có màu đỏ đẹp, thích hợp với không khí ngày Tết nhưng đây là một trong loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc. Nhiều cơ sở sản xuất dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm màu cho hạt dưa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những loại phẩm màu công nghiệp có thể gây ngộ độc hay ung thư nếu dùng trong thời gian dài.
Ngoài ra, để giữa cho hạt dưa có màu sắc tươi tắn, các cơ sở sản xuất có thể trộn thực phẩm với hóa chất rhodamine B. Chất này có thể ngấm qua vỏ vào bên trong hạt dưa. Người sử dụng tiếp xúc với chất ngày nhiều rất nguy hiểm, có nguy cơ gây ung thư.
Hoa quả sấy khô
Các loại hoa quả sấy khô là món không thể thiếu trên bàn tiếp khách trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể chứa các chất phụ gia, chất bảo quản như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng sulfur dioxide… Trong đó, chất tạo ngọt saccharin khiến cho người dùng cảm thấy chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Chất sodium cyclamate gây hại cho cơ thể, nguy cơ gây ung thư. Còn sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi.
Bóng bì
Bóng bì được làm từ bì lợn sống, lọc sạch mỡ rồi luộc chín, cạo rửa, phơi khô và đem vào lò nướng ở nhiệt độ cao để nổ thành bóng.
Để làm sạch bì lợn nhanh chóng và hiệu quả, nhiều nơi sử dụng oxy già, nước javen và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit có tính tẩy mạnh.
Nếu thường xuyên ăn bóng bì được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ô mai, mứt
Các loại ô mai, xí muội, mứt nhuộm phẩm màu trôi nổi, không rõ nguồn gốc được bày bán ở khắp các chợ tiềm ẩn nguy cơ gây độc cho cơ thể con người. Để có vẻ ngoài bắt mắt, người sản xuất có thể thêm các chất phụ gia, chất tạo ngọt, chất chống nấm mốc... vào trong sản phẩm. Bạn chỉ nên mua các loại ô mai, mứt từ những cơ sở sản xuất có uy tín, có thành phần và thời gian sử dụng rõ ràng.
Măng tươi, mang khô đều “ngậm” hóa chất
Măng tươi chứa cyanide tự nhiên, có khả gây ngộ độc cho người dùng. Cyanide khi gặp các enzym tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. khoảng 100 g măng tươi có 32-38 mg HCN. Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200 g măng), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...
Tuy nhiên, HCN có thể hòa tan trong nước và dễ bị bay hơi nên trước khi ăn, chúng ta cần phải đem luộc măng và đổ bỏ nước.
Trong khi đó, măng khô thường để được tẩm ướp lưu huỳnh trong quá trình sấy để tạo màu vàng đẹp, chống ẩm mốc. Con người nếu ăn phải lưu huỳnh có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực, thậm chí nhiễm độc máu.
Tác giả: