Những việc cần làm với rốn để đẩy lùi bệnh tật, già trẻ đều phải biết

( PHUNUTODAY ) - Rốn có tên gọi là huyệt Thần khuyết là một trong những vị trí quan trọng của cơ thể. Vì thế, tích cực làm theo cách dưới đây chính là cách tốt nhất để bảo vệ rốn mỗi ngày:

Massage rốn

Massage rốn có thể thúc đẩy nhu động của đường tiêu hóa, giảm tiêu chảy và táo bón.

du gia hay tre chi can duy tri 3 viec nay voi ron, ca doi co the bot om dau - 1Phương pháp: Mỗi tối trước khi đi ngủ, nằm ngửa, hai chân chống lên. Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Đầu tiên úp tay phải ấn nhẹ vào rốn, tay trái đặt trên tay phải. Sau đó nhẹ nhàng ấn theo chiều kim đồng hồ 20-30 lần. Cuối cùng đổi tay trái xuống dưới, rồi lại nhẹ nhàng ấn ngược chiều kim đồng hồ 20-30 lần.

Thường xuyên massage rốn có thể tăng cường trí não, nuôi dưỡng thận, giúp tiêu hóa, an thần, có lợi cho tiểu tiện, tăng cường sự trao đổi chất của gan và thận, tăng cường khí huyết, thúc đẩy và điều chỉnh chức năng ngũ tạng, đồng thời tăng cường sức đề kháng.

Tập trung khí ở vùng rốn

Bạn có thể đứng, ngồi hoặc nằm, toàn thân thả lỏng, đặt 2 bàn tay lên rốn, sử dụng phương pháp hít thở bụng, khi mũi hít khí vào, phần bụng dần dần phình ra, hãy tưởng tượng các chất năng lượng cao trong tự nhiên đi vào rốn và tập hợp ở đây.

Khi thở ra, phần bụng hóp lại, hãy tưởng tượng các chất năng lượng cao lan rộng khắp cơ thể. Một hít một thở là một lần thực hiện, nên thực hành 24 lần. Thời gian dài thực hiện động tác này có tác dụng điều hòa, cân bằng âm dương trong cơ thể.

Nhìn rốn đoán bệnh

- Rốn lồi ra ngoài: Khi bụng chứa đầy nước, hoặc nang buồng trứng phù, rốn thường có xu hướng lồi ra ngoài.

- Kiểu hướng lên trên: Mắt rốn kéo dài hướng lên trên, trông như hình tam giác. Người có kiểu rốn này cần chú ý các vấn đề về sức khoẻ dạ dày, và túi mật.

- Kiểu hình rắn biển: Đây cũng là biểu hiện của các bệnh liên quan đến gan, cần được chú ý.

- Rốn lõm vào trong: Người mắc chứng béo phì, hoặc viêm vùng bụng sẽ thấy rốn lõm vào trong.

- Rốn nông, nhỏ: Đây là biểu hiện của cơ thể tương đối suy nhược, nội tiết tố không bình thường, toàn thân không có lực, trạng thái tinh thần không tốt.

- Kiểu hướng xuống dưới: Người có kiểu rốn này cần chú ý các chứng bệnh như táo bón, bệnh dạ dày và ruột mãn tính, bệnh phụ khoa.

- Kiểu hình tròn: Nếu rốn của chị em có hình tròn, cho thấy cơ thể khoẻ mạnh, chức năng buồng trứng tốt.

- Kiểu hình mặt trăng: Rốn nhìn có vẻ chắc chắn, phần bụng dưới có tính đàn hồi, là biểu hiện chức năng buồng trứng tốt ở chị em.

- Rốn thiên về bên trái: Người có kiểu rốn này cần chú ý phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến chức năng dạ dày và ruột, táo bón, niêm mạc đại tràng.

- Rốn thiên về bên phải: Người có kiểu rốn này cần chú ý các chứng bệnh viêm gan, loét đường ruột.

Massage huyệt trung quản

Khi cảm thấy đầy bụng, khó tiêu thậm chí cả bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng bạn có thể massage huyệt trung quản này để giảm cơn đau. Trung quản là huyệt thuộc nhâm mạch, có vị trí nằm ở trên bụng, là trung điểm của đường thằng nối từ mỏ ác đến rốn (phía trên lỗ rốn 4 phân).

Cách làm: Lấy đầu ngón tay giữa ấn xoa nhẹ vào huyệt trung quản khoảng 2 phút, đến lúc cảm thấy bụng hơi nhức nhức một chút là được.

Massage bụng

Massage bụng người xưa gọi là xoa rốn. Y học hiện đại cho rằng massage bụng sẽ giúp các cơ bụng và ruột khỏe hơn, tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường được hoạt động của ruột, sự tiết dịch của tiêu hóa và cải thiện được hoạt động tiêu hóa.

Massage bụng sẽ kích thích thần kinh làm cho các mạch máu nhỏ giãn nở, các chất phế thải của tổ chức da được trừ bỏ.

Cách làm: Dùng cả 2 tay xoa cho da bụng nóng lên, nếu tay phải xoa từ trên xuống thì tay trái xoa từ dưới lên, xoa thành hình vòng tròn khoảng 50 lần rồi làm ngược lại thêm khoảng 50 lần nữa.

Lưu ý: Không được massage lúc no quá hoặc đói quá, tốt nhất trước lúc massage nên đi tiểu. Ngoài ra những người mắc bệnh cấp tính hoặc có khối u ác tính ở bụng đều không nên massage.

Tác giả:

Tin nên đọc