Nói thể hiện năng lực nhưng im lặng mới thể hiện trí tuệ

( PHUNUTODAY ) - Nói thì dễ nhưng im lặng mới khó. Những người biết nhiều thường nói ít, nhưng những người biết ít lại hay nói nhiều.

Chuyện kể rằng có một người ăn xin, một hôm đi vào một ngôi miếu thờ tự, người vào người ra rất tấp nập. Người ăn xin này nhìn lên chính điện thấy một vị Bồ Tát đang ngồi trên đài sen ung dung tự tại nên sinh lòng ngưỡng mộ.

Người ăn xin này mới nói: “Con có thể đổi vị trí của ngài không?”. 

Bồ Tát nghe vậy mới nói: “Chỉ cần con ngồi đây không nói gì cả là được”.

Người ăn xin tưởng có gì khó chứ việc này thì quá dễ nên nhận lời ngay và lên trên đài sen ngồi. 

Nhưng rồi có một ngày, có một người phú ông đến.

Phú ông: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con mỹ đức”, người này vái dập đầu quỳ gối, dập tới dập lui, không may túi tiền của ông ta bị rơi ra ngoài nhưng phú ông hoàn toàn không hay biết. 

Sau khi vị phú ông rời đi, có một người nghèo đói tới:

Người nghèo: “Xin Bồ Tát hãy cứu giúp con, ban cho con xin chút tiền, nhà con có người bệnh nặng không tiền cứu chữa, con đang cần tiền gấp”. Khi người này vừa ngẩng đầu nên thì thấy một túi tiền bên cạnh.

Quá vui mừng, người nghèo nói: “Bồ Tát thật quá hiển linh”.

Lúc này lại có một người đánh cá đến.

Người đánh cá: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con sự an toàn để con ra khơi không phải gặp sóng to gió lớn”. Vái lạy xong người này vừa định quay đầu bước đi thì vị phú ông khi nãy mất tiền quay lại. Vị phú ông cho rằng túi tiền của mình đánh rơi bị người đánh cá nhặt được không trả nên sinh ra mâu thuẫn, hai người lao vào đánh nhau. Phú ông thì một mực khẳng định túi tiền của mình bị người đánh cá lấy, còn người đánh cá vì bị oan ức nên cũng chẳng thể nhẫn lại được.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, người ăn xin nhẫn nhịn không được nữa nên lớn tiếng quát: “Dừng tay”, sau rồi bước xuống đem toàn bộ chân tướng nói ra, mọi việc được xử lý êm đẹp.

Khi người ăn xin xử lý xong xuôi, Bồ Tát mới hỏi anh ta: “Con cảm thấy xử lý như vậy chính xác không? Con tốt nhất vẫn nên đi làm một người ăn xin thì tốt hơn. Con mở miệng nói ra sự thật và cho rằng đó là công đạo nhưng con không biết rằng người nghèo kia vì vậy mà không có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông cũng vì thế mà không tích được công đức, và người đánh cá vì ra biển mà bị sóng lật thuyền tan bỏ mạng nơi đáy biển.

Nếu như con không mở miệng nói ra, thì người nghèo kia có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông kia mất chút tiền nhưng lại cứu được một mạng người, tích được công đức. Và sau cùng người đánh cá kia vì chuyện hiểu nhầm nên sẽ phải phân bua, vướng mắc, không kịp theo thuyền ra khơi, ắt sẽ bảo toàn được tính mạng”. 

Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách im lặng? Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. 

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

Tác giả: Minh Ngọc