'Ở nhà có 4 tiếng nói tai ương không mời tự đến': 4 tiếng đó là gì vậy?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa nói rằng, nếu ở nhà có 4 tiếng nói sau, nhất định tai ương sẽ tìm đến, đó là gì vậy?

Tiếng con trẻ hỗn hào, chống đối cha mẹ

Trong văn hóa Á Đông, chữ “hiếu” luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi thế, nếu một đứa trẻ không tôn trọng cha mẹ, không vâng lời người lớn, thường xuyên cãi cọ, to tiếng, thường xuyên làm trái ý người lớn sẽ không chỉ gây tổn thương đến tình cảm gia đình mà còn phản ánh sự lỏng lẻo trong việc nuôi dạy và định hướng nhân cách.

Tiếng la hét, cãi vã, thái độ hư hỏng từ con cái đối với người sinh thành như một hồi chuông cảnh báo: nề nếp gia đình đang bị lung lay. Nếu cha mẹ không thay đổi cách giáo dục, nghiêm khắc điều chỉnh thì con cái không thể trưởng thành mà có đạo hiếu, lâu dần sẽ dẫn đến sự đổ vỡ về tình thân, tạo ra khoảng cách thế hệ ngày càng lớn. Một đứa trẻ lớn lên trong sự ngỗ nghịch, thiếu dạy bảo khó có thể trở thành người biết kính trên nhường dưới, từ đó khó đạt được thành công hay phúc khí lâu dài.

Tiếng oán thán, cằn nhằn triền miên trong gia đình

Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng sự bình yên và cảm giác an toàn, là nơi người ta muốn trở về sau một ngày lao động, học tập vất vả, sau những tranh đấu bộn bề ngoài xã hội. Vì thế nếu trong nhà thường xuyên vang lên tiếng trách móc, tiếng than vãn, tiếng thở dài... thì chính những âm thanh tiêu cực ấy sẽ dần bóp nghẹt tâm trạng của từng thành viên, làm mọi người mệt mỏi, chán nản.

Sự bất mãn liên tục, dù là nhỏ nhất, nếu không được hóa giải kịp thời, sẽ tích tụ thành sự rạn nứt. Các thành viên trong nhà dễ trở cáu bẳn, nghi kị, khó tính, lạnh nhạt với nhau, thậm chí hình thành sự xa cách hoặc mâu thuẫn âm ỉ. Những gia đình này sẽ không bao giờ phát triển được.

'Ở nhà có 4 tiếng nói tai ương không mời tự đến': 4 tiếng đó là gì vậy?

Tiếng gõ cửa của chủ nợ – hệ lụy của lối sống không kiểm soát

Nhiều người hiện nay, nhất là người trẻ thường có thói quen vay nợ tiêu xài, có khi tiêu rồi không muốn trả, chủ nợ phải đến tận nơi tìm kiếm.

Những tiếng đòi nợ, quát tháo, oán than này không chỉ tạo ra sự xáo trộn mà còn khiến không khí gia đình trở nên nặng nề, mất đi sự riêng tư và an toàn. Con cái lớn lên trong môi trường ấy cũng sẽ cảm thấy tự ti, lo lắng và thiếu niềm tin vào cuộc sống.

Để tránh khỏi cảnh nợ nần, trước hết cần học cách chi tiêu, tiết kiệm, quản lý tài chính tốt, đó là cơ sở để gia đình yên ổn lâu dài.

Tiếng nịnh hót, tâng bốc từ người ngoài

Một ngôi nhà thường xuyên tiếp đón những người đến với lời lẽ ngọt ngào, tâng bốc, nịnh nọt, đôi khi không hẳn là điều tốt đẹp. Những lời nịnh nọt tưởng chừng vô hại, nhưng cứ nghe thường xuyên, lại dễ làm cho con người sinh ra tự mãn, mất đi sự cảnh giác và tỉnh táo.

Hãy nhớ rằng, lợi thật lòng mới khiến chúng ta ngày càng tốt đẹp. Lời nịnh hót không mang lại giá trị thực sự, mà chỉ là công cụ để người khác đạt được lợi ích. Một gia đình khôn ngoan là gia đình biết phân biệt thật – giả, luôn giữ sự khiêm nhường và cẩn trọng trong mọi mối quan hệ.

Tác giả: Dương Thuỵ