Chuối là trái cây thắp hương quen thuộc
Với nhiều gia đình Việt, chuối trên ban thờ rất quen thuộc đặc biệt dịp lễ Tết quan trọng. Nải chuối nằm ở vị trí trung tâm của mâm cúng. Trên nải chuối sẽ đặt bưởi, cam quýt, táo...
Thế nên Tết đến thì nhiều gia đình săn lùng cho được nải chuối đủ to đủ cong, quả đủ dài để tạo ra mâm ngũ quả to mong cho năm mới sung túc, đầy đủ giàu có thu hút nhiều may mắn. Chuối trong văn hóa thờ cúng của nhiều gia đình thể hiện sự may mắn, cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Trên ban thờ ngày Tết chuối nổi bật nhất và như quả phẩm trung tâm. Thế nên nhiều khi không chọn được nải chuối to thì người chủ lễ buồn lắm. Có người nghĩ ra cách ghép 2 nải chuối lại để chúng to hơn hoành tráng hơn.
Tại sao không nên ghép 2 nải chuối?
Khi 1 nải chuối nhỏ không đủ diện tích không đủ to để ôm lấy trái bưởi to, rồi còm cam quýt, phật thủ, thanh long... thì việc ghép 2 nải lại có thể đảm bảo về thẩm mỹ hơn. Nhưng xét về góc độ tâm linh phong thủy thì việc ghép 2 nải chuối là không nên. Bởi trong tâm linh phong thủy khi xếp đồ thờ cúng thì cần dùng số lẻ. Trong tâm linh phương Đông thì số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển mang lại may mắn phát tài thể hiện người dương cúng người âm. Còn số chẵn là số âm, không phát triển không mang lại may mắn, thể hiện thế giới người chết. Đặc biệt trong số lẻ thờ cúng lại kiêng nhất là số 2 và số 4. Thế nên việc ghép 2 nải chuối lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, không mang lại may mắn.
Ngoài ra cấu tạo nải chuối rất khó ghép. Khi cố ghép lại thể hiện sự không trang trọng trong thờ cúng. Hơn nữa khi ghép phải dùng vật kết nối. Nếu dùng keo nến hoặc dây cột có nguy cơ rơi, tách rời 2 nải rồi các quả khác khi đang cúng. Điều đó gây xui rủi. Nếu dùng đinh ghép thì tạo ra sát khí trong ban thờ gây tổn hại linh khí. Bởi thế hành động ghép là không nên.
Lưu ý khác cần nhớ khi dâng chuối thắp hương
Không chọn chuối đã chín, chuối sắp chín: Chuối càng nhanh chín khi thắp hương vì nhiệt và khói hương. Do đó nếu thắp hương chuối chín thì chúng có nguy cơ bị gãy rụng quả, hoặc bị thối chín nhũn chảy nước trên ban thờ. Và màu vàng của chuối chín không hài hòa trong mâm ngũ quả. Chuối màu xanh kết hợp quả màu khác tạo ra đủ ngũ hành.
Không nên chọn nải số chẵn: Số lẻ là số dương may mắn, số âm là số chết nên số quả trên nải là số lẻ sẽ tốt hơn số chẵn.
Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu vê thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành. Chính vì thế mà dịp Tết người nội trợ càng đầu tư công sức đi chọn chuối thờ là vì vậy.
Không phải chuối nào cũng được thắp hương: Với người miền Bắc loại chuối để thắp hương là chuối tiêu (chuối lùn) vì quả dài, cong, đẹp, không thắp hương chuối Tây vì quả ngắn và không cong khó ôm được các quả khác. Nhưng với người Huế thì chuối Tiêu bị kiêng kỵ, người Huế chọn chuối sứ, chuối ngự, chuối mốc.
Nên chọn chuối còn râu: Những quả chuối còn râu thể hiện sự may mắn, tài lộc vươn cao. Vì thế khi chọn chuối ưu tiên chuối còn râu. Nên chú ý khi lau rửa tránh để rụng râu trên đầu quả chuối
Chuối thắp hương ở nhà không mang ra mộ: Người xưa kiêng thắp hương chuối ngoài mộ vì chúng có tính thu hút nên có thể dẫn vong hồn về nhà.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Năm 2025 trồng cây khế nhỏ cũng đủ thu hút vàng bạc tài lộc, đặc biệt người tuổi này rất hợp cây khế
-
5 thứ không may mắn, bạn không bao giờ nên giữ trong nhà
-
3 cây cảnh được coi như "Thần Tài", đặt trong nhà có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình
-
Tự làm muối vừng lạc nhớ dùng mẹo này, để lâu không ỉu, không hôi dầu
-
Nhỏ vài giọt dầu gió vào bồn cầu, mang đến lợi ích đặc biệt, cả nam và nữ đều cần