Vì sao phải làm lễ cúng tạ mộ?
Người Việt có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên đây là nghi lễ mà gần như ai cũng biết. Ông cha ta cho rằng Âm an thì Dương mới thịnh chính vì thế chúng ta luôn nhớ đến lễ tạ mộ khi làm mộ đá, hoặc xây mộ, nâng cấp phần mộ cho người đã khuất.
Điều quan trọng nhất khi tạ mộ là gia chủ phải nhất tâm long thành. Phải thành tâm thì tổ tiên mới phù hộ, bề trên mới ban ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe gia đình ấm êm, không lo việc yêu ma quấy nhiễu, việc hung hóa cát, điều giữ hóa lành, buôn may bán đắt.
Ai nên đi tạ mộ?
3 đối tượng dưới đây được ưu tiên hàng đầu khi đi cúng tạ mộ cuối năm. Cụ thể như sau:
Cao niên trong gia tộc - Người không thể thiếu
Theo lệ thường, lễ cúng tạ mộ thường do cao niên trong gia tộc đảm nhiệm, vì thế họ là những người không thể thiếu trong lễ cúng này. Ở những gia đình mà các cụ già sức khỏe yếu thì sẽ do người nam lớn tuổi, trưởng thành tiến hành.
Thành viên mới trong gia đình - Dâu, rể
Ông bà tổ tiên ai cũng mong con cháu được sống hạnh phúc, khỏe mạnh, đông con nhiều cháu. Vì thế, các thành viên mới như con dâu, con rể đi tạ mộ cuối năm là điều nên làm. Đây là hành động thể hiện sự hiếu kính với bề trên, cũng là một hình thức "ra mắt chính thức" của một người thân mới trong gia đình.
Con cháu hiếu thảo, chăm ngoan, thành đạt
Đã là con cháu trong nhà, miễn là có lòng hiếu thảo, hiếu kính bề trên thì ai cũng nên đi tạ mộ cuối năm để bày tỏ điều đó.
Từ xa xưa, người ta đã coi trọng việc tu đức, người có đức cao vọng trọng, trong muôn vàn đức tính đó thì chữ hiếu đứng đầu trong bảng xếp hạng, được người xưa gọi là “trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu “. Vì vậy, lòng hiếu thảo của một người là yêu cầu cơ bản nhất.
Nếu con cháu rất hiếu thảo lại thành đạt mà có lòng thành kính biết ơn tổ tiên thì đó thực sự là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát triển.
Những điều lưu ý khi đi chạp mộ
Để thực hiện đúng cũng như đảm bảo sức khỏe, khi đi tạ mộ cuối năm, mọi người cần lưu ý những điều sau:
+ Thời gian đi tạ mộ không nên đi quá sớm lúc sương chưa tan hết hoặc quá chiều muộn âm khí nặng hơn không có lợi cho sức khỏe.
+ Cần sắp lễ vật ở miếu thần linh. Bởi ở nghĩa trang thường có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng.
+ Khi đi tạ mộ, mọi người cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ chứ không nên chỉ quan tâm đến các cụ gần đời mình như cha mẹ, ông bà… Ngoài ra, mọi người nên thắp hương các ngôi mộ ở bên cạnh những ngôi mộ người thân của mình, ngay cả những ngôi mộ vô chủ cũng nên thắp cho họ nén hương.
+ Khi đi tạ mộ không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác.
+ Sau khi đi tạ mộ về, mọi người nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các khí và âm khí bám vào người và quần áo.
+ Một số người nên hạn chế đi tạ mộ vì nghĩa trang là nơi nhiều khí lạnh, vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là người đang ốm yếu, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai, không nên đi vì những đối tượng này rất dễ bị nhiễm âm khí, phong hàn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tháng 12 âm có 3 ngày đẹp nhất để đi Tạ Mộ: Cả âm và dương đều thuận, tài lộc tràn trề
-
Tivi có một nút ẩn: Bật lên chặn mọi quảng cáo trên Youtube, xem thả ga chẳng lo bị làm phiền
-
7 đại kỵ khi làm mâm cơm cúng khiến tài lộc đi hết, càng cúng càng thất kính mà nhiều gia đình không biết
-
Người xưa dặn 3 loại tranh dù thích cũng không treo trong nhà kẻo hủy hoại tài vận, loại thứ 3 nhiều người treo
-
Tổ tiên răn dạy "Cây lớn trước nhà mẹ góa con côi, gia đình ly tán", vì sao? Cách nào hóa giải được không?