Phải cẩn thận khi dùng những loại trà sau

( PHUNUTODAY ) - Những loại trà dưới đây bình thường rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu uống không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho trái tim của bạn.

1. Hãy chọn lựa trà cẩn thận

Uống trà sai cách như con dao hai lưỡi với sức khỏe.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, uống trà rất có lợi cho tim mạch. Khi nói đến những loại đồ uống tốt cho tâm trí cũng như cơ thể, chắc chắn không thể bỏ qua trà – thức uống vừa dịu nhẹ vừa thơm mát. Trong trà có chứa ít caffeine hơn trong cà phê. Lượng caffeine có trong mỗi tách trà là khác nhau, tùy thuộc vào loại trà, nhãn hiệu, cách chế biến và thời gian lá trà được ngâm trong nước. Ví dụ, một phân tích hóa học chỉ ra rằng sau 5 phút ngâm nước, lượng caffeine có trong 236 ml bạch trà Exotica Trung Quốc là 34 mg, trà xanh cao cấp Stash là 39 mg và trà đen Stash Earl Grey là 51 mg.

Cũng giống như thuốc kháng sinh, các loại trà khác nhau sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe khác nhau. Bạn cũng phải lưu ý về độ nhạy caffeine của bản thân khi có ý định sử dụng trà. Theo tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Janet Bond Brill, đồng thời là tác giả cuốn sách “Blood pressure down”, những loại trà hảo hạng nhất như bạch trà, trà đen, trà xanh hay trà ô long đều được chế biến từ cây Trà – loại cây có xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

2. Trà đen: loại trà vừa có lợi vừa có hại đối với sức khỏe

 “Polyphenol cũng như flavonoid có trong lá trà đen có tác dụng rất tốt cho sức khỏe”

 

Trà đen bị oxy hóa mạnh nhất trong các loại trà, điều này thể hiện rõ ràng ở màu sắc của nó. Bác sĩ Suzanne Steinbaum, trưởng khoa Sức khỏe trái tim phụ nữ trực thuộc Bệnh viện Lenox Hill tại thành phố New York cho biết: “polyphenol cũng như flavonoid có trong lá trà đen có tác dụng rất tốt cho sức khỏe”. Cô cũng thường xuyên tư vấn cho những bệnh nhân hay uống cà phê chuyển sang dùng trà đen do lượng caffeine trong một cốc trà đen chỉ bằng một nửa lượng caffeine trong một cốc cà phê cùng kích cỡ.

Bên cạnh đó, kết quả của một nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí Y tế dự phòng số ra tháng 5 năm 2012 cũng chỉ ra rằng trong số những người uống 3 tách trà đen mỗi ngày thì tính trung bình, khoảng 36% giảm chỉ số mỡ máu triglyceride và 17% cải thiện được mức cholesterol trong cơ thể.

Tuy nhiên, bác sĩ Steinbaum cũng đưa ra lời cảnh báo: “Tất cả các loại trà đen đều có chứa caffeine. Do đó, nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tim đập nhanh, trà đen không tốt cho bạn, thậm chí còn làm bệnh tình nghiêm trọng hơn”. Tổ chức y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic cũng chú thích thêm rằng có khoảng 14-70 mg caffeine trong mọi loại trà đen.

John Day, bác sĩ tim mạch và chuyên gia nhịp tim tại Viện Tim Intermountain tại Murray, Utah cho biết: “Chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim ở một số bệnh nhân. Bạn nên ngừng sử dụng bất kì loại trà nào khiến tim bạn đập nhanh và thông báo cho bác sĩ”. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu Coumadin (warfarin), nên thận trọng khi uống trà đen bởi trà đen cũng có tác dụng làm chậm quá trình đông máu và còn có thể gia tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

 

3. Trà xanh: giảm hàm lượng chất béo, và loại bỏ mảng bám tích tụ trên thành động mạch

Uống trà xanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như tỉ lệ tử vong do nhồi máu

tim hoặc đột quỵ

 

“Sống xanh” rất có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Theo bác sĩ Brill, “sau khi thu hoạch, trà xanh được để cho héo rồi đem đi hấp chứ không có sự can thiệp của quá trình oxy hóa”. Nếu bạn là người thích uống trà, hãy uống càng nhiều trà xanh càng tốt, chỉ cần đừng để đường làm hỏng tách trà của bạn. Một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 90.000 người Nhật được công bố trên tạp chí Annals of Epidemiology số tháng 3 năm 2015 cho thấy uống trà xanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Theo Mayo Clinic, trong 236 ml trà xanh có khoảng 24-45 mg caffeine, tùy thuộc vào thời gian pha trà. Các chất chống oxy hóa mạnh trong trà xanh, đặc biệt là EGCG (epigallocatechin gallate) có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và mảng bám tích tụ trên thành động mạch. Erin Palinski-Wade, chuyên gia tim mạch và là tác giả cuốn sách “Belly Fat for Dummies” bổ sung thêm: “EGCG còn có tác dụng thúc đẩy chất, giúp đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào nội mô mạch máu”.

 

4. Bạch trà: tốt cho hệ tuần hoàn

 Flavonoid có trong bạch trà làm loãng máu, hạ huyết áp và giảm cholesterol xấu

 

Chồi non của cây trà được thu hoạch và xử lí trong một thời gian ngắn sẽ cho ra bạch trà. Bác sĩ Steinbaum khuyên dùng bạch trà bởi đây có lẽ là loại trà tinh khiết và tốt cho các bệnh liên quan đến tim mạch. Flavonoid có trong bạch trà rất có lợi cho tim và giúp làm giãn động mạch bằng cách làm loãng máu, hạ huyết áp và giảm cholesterol xấu. Bạch trà không chỉ bảo vệ trái tim mà còn bảo vệ hệ tuần hoàn.

Hãy nhờ bác sĩ kiểm tra một cách cẩn thận trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu như Coumadin hoặc nhạy cảm với caffeine bởi trong bạch trà chứa caffeine, có thể làm tăng nhịp tim hoặc tăng huyết áp của bạn.

 

5. Trà ô long: giảm cholesterol, nên thận trọng khi sử dụng kết hợp với thuốc chống đông máu

Trà ô long làm giảm lượng cholesterol ở những bệnh nhân mắc động mạch vành

 

Lá trà non sẽ được oxy hóa trong một khoảng thời gian, nhưng không lâu như trà đen. Sau khi đã được oxy hóa đủ độ, người ta sẽ sao lá trà để phá vỡ các hoạt tính oxy hóa và ức chế quá trình này. Tuy vẫn cần nghiên cứu thêm để chắc chắn nhưng một nghiên cứu lâm sàng cho thấy trà ô long làm giảm lượng cholesterol ở những bệnh nhân mắc động mạch vành. Các thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy trà ô long làm giảm chỉ số mỡ máu triglyceride và lượng thức ăn vào cơ thể dù chưa có nhiều dữ liệu về tác dụng của trà ô long với tim mạch.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng trà ô long, nhất là khi bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu như Coumadin. Không chỉ trà mà các bệnh nhân dùng loại thuốc chống đông máu này cũng phải nói cho bác sĩ tất cả các loại thảo dược, thực phẩm chức năng hay vitamin họ nạp vào cơ thể.

 

6. Trà hoa cúc: cho giấc ngủ sâu

Trà hoa cúc giúp giấc ngủ sâu hơn

 

Mặc dù các loại trà thảo dược như trà bồ đề, hoa cúc không có nguồn gốc từ cây trà như các loại trên nhưng cũng có một số tác dụng nhất định với sức khỏe. Những loại trà này rất có lợi cho giấc ngủ - yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Một trong những vấn đề bệnh nhân của bác sĩ Steinbaum thường gặp phải là ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng để hồi phục sức khỏe sau một ngày hoạt động, do đó, cô thường khuyên bệnh nhân uống một tách trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ để thư giãn và ngủ sâu hơn.

Những bệnh nhân đặt stent động mạch vành, dùng aspirin hay thuốc chống đông máu Coumadin nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa cúc bởi trà hoa cúc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

 

7. Trà nhân sâm: phương thuốc chống đông máu từ thiên nhiên

Nên uống trà sâm thay cho các đồ uống có đường

 

Tuy chưa được Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đánh giá chính thức nhưng uống trà sâm rất tốt cho tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhân sâm có thể làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn động mạch. Bên cạnh đó, bằng cách ngăn không cho các tiểu cầu kết dính lại với nhau, nhân sâm có tác dụng chống đông máu và còn có thể cải thiện mức cholesterol trong cơ thể. Bác sĩ Palinski-Wade gợi ý nên uống trà sâm thay cho các đồ uống có đường. Điều này không chỉ giúp bạn giảm béo mà còn hạn chế hấp thu lượng đường dư thừa có thể gây hại cho trái tim.

Cũng giống như các loại trà khác, bạn phải tham khảo bác sĩ nếu đang dùng thuốc Coumadin hoặc thuốc kháng tiểu cầu Plavix (clopidogrel).

 

8. Trà St. John's Wort: nguy hiểm khi kết hợp với thuốc trị bệnh tim

Trà St. John's Wort được sử dụng để chống trầm cảm

 

Trà St. John's Wort vốn được biết đến với công dụng chống trầm cảm, thế nhưng bạn phải hết sức cẩn trọng khi uống loại trà này nếu bị bệnh tim. Trong trà St. John's Wort có chứa thành phần đặc biệt nguy hiểm nếu kết hợp cùng thuốc chống đông máu, thuốc chống suy tim như digoxin hoặc nếu bạn đang đặt stent động mạch vành hay bị rung tâm nhĩ. Vì vậy, nếu muốn uống loại trà này, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

>Những người "dù có chết" cũng không được uống trà đá
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Uống quá nhiều trà đá có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe bạn cần chú ý!
}

>Thời điểm uống trà để phòng ngừa bệnh ung thư và tăng tuổi thọ
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Thời điểm uống trà để phòng ngừa được bệnh ung thư và tăng tuổi thọ hiệu quả, các bạn hãy đọc để biết ngay!
}

>Nếu ngày nào bạn cũng uống trà điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) -Nếu ngày nào bạn cũng uống trà điều gì sẽ xảy ra với cơ thể, hãy cùng khám phá ngay hôm nay nhé!
}

 

Tác giả: Nguyễn Văn Nghĩa