Phật chỉ: Khi mất đi, đâu mới là thứ thật sự là "của bạn" trong cuộc đời này

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều người cả cuộc đời họ chỉ để làm lụng, đấu đá, mưu cầu thậm chí tranh giành lẫn nhau mà không biết rằng, những thứ họ có được rút cuộc cũng chỉ là vật ngoài thân.

Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh-già-bệnh-chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.

Nghèo cùng với bao nỗi thiếu thốn, khó khăn, khổ là lẽ đương nhiên nhưng người giàu sang phú quý vẫn có những nỗi khổ niềm đau riêng. Ngoài xã hội lại khổ vì đấu tranh, giành giựt, hơn thua, phải trái, cứ như thế oán giận thù hằn ngày càng thêm chồng chất. Với hoàn cảnh thì phải khổ về thiên tai, sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh tràn lan vì sự ngu si mê muội của con người.

Con người càng mang nhiều mưu cầu thì tâm càng nặng, dục vọng nhiều, sân si nhiều thì càng đau khổ.

– Tài sản của bạn sẽ vĩnh viễn là của bạn?

Thật đáng tiếc khi bạn ra đi, thì dù tài sản có nhiều hơn nữa cũng sẽ là của người khác.

– Ngôi nhà bạn mua sẽ mãi mãi là của bạn?

Nhưng thật tiếc rằng bạn chỉ có thể ở ngôi nhà đó đến khi bạn còn sống

– Con cái của bạn sẽ mãi mãi là của bạn?

Thật tiếc là khi con cái bạn lớn lên chúng đều sẽ phải rời xa gia đình trở thành chồng thành vợ của người khác.

– Bạn mua một cuốn sách, ký tên mình trên đó rồi đặt lên giá, cuốn sách đó có nhất định là của bạn không?

Nếu bạn chỉ coi cuốn sách là đồ trang trí thì trên thực tế chúng không phải là của bạn, chỉ khi bạn đọc cuốn sách đó, hiểu được hàm ý của nó, nó mới thực sự thuộc về bạn.

– Tiền của bạn cho dù có nhiều như thế nào đi nữa, nhưng chỉ khi tiêu chúng, chúng mới thực sự chứng minh giá trị của mình.

– Có những lúc thứ của bạn cũng là thứ của anh ta, thứ của anh ta cũng là thứ của bạn.

Anh ta là người trồng cái cây này, bạn đồng thời là người tận hưởng sự trong xanh dịu mát không khí trong lành mà cái cây đó mang lại, cái cây đó không phải như là của bạn sao?

– Những thứ tự bản thân bạn làm ra, cho dù nó ít thế nào đi nữa nó cũng là của bạn; những thứ hễ là bạn đi tham nhũng chiếm dụng của người khác mà có, cho dù nhiều đến đâu cũng không nhất định là của bạn.

Ở đời, có rất nhiều thứ bạn không thể biết được có phải của mình hay không, bởi suy cho cùng đó chỉ là những vật ngoài thân. Chi bằng hãy mang chúng đi chia sẻ cho người khác, ngược lại nó còn có thể mang danh là của bạn.

Tác giả: Thạch Thảo