Phật dạy: Chớ vội đánh mất phúc khí bản thân chỉ vì 3 cách sống sai lầm này

( PHUNUTODAY ) - Hồng phước của một người được tạo nên từ đức tính, lối sống của họ. Người có tâm thế lành mạnh, tư tưởng hướng thiện, hành động theo đạo lý, sống thiện sẽ có nhiều phúc khí. Vì thế hãy loại bỏ ngay nếu đang sở hữu 3 đặc điểm này thì phải loại bỏ ngay nhé!

Đức phật đã dạy: Hạnh phúc hay đau khổ đều do chính bản thân mình quyết định

Trong cuộc sống, có thể có những lúc chúng ta ở vào tình huống “thân bất do kỷ”, tức là chúng ta phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây?

Trong lòng mình như thế nào chỉ có thể là do mình tự định đoạt mà thôi. Không nên duyên phận với một người nào đó, bỏ lỡ hay làm sai một việc nào đó vốn là sự tình bình thường trong đời, không cần phải quá đau khổ và thẹn thùng như vậy đâu! Khi đã qua đi rồi quay đầu nhìn lại mới thấy những người và sự việc ấy sớm đã tan vào những nếp nhăn của năm tháng rồi.

Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự an khang, khỏe đẹp của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm linh chính là chốn cực lạc.

Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui.

Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm.

Sống thật với cảm xúc của bản thân

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình huống không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, những lo âu bất ổn. Có thể bạn sẽ tìm cách né tránh hoặc lờ chúng đi nhưng những cảm xúc tiêu cực không dễ bị mất đi.

Né tránh chưa bao giờ là cách hay để đối mặt với một vấn đề. Bởi vì con đường ngắn nhất để ra khỏi khủng hoảng là đi xuyên qua nó. Những tình huống xấu nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thường dễ vui, dễ buồn và thường phản ứng rất nhanh với mọi thứ xung quanh theo bản năng. Càng lớn lên, việc bộc lộ cảm xúc sẽ bị hạn chế lại. Không phải chúng ta trở nên vô cảm mà đơn giản chỉ là chúng ta học được cách kiềm chế cảm xúc.

Khi cuộc sống xảy ra vấn đề, có người chọn cách phản ứng lại bằng những cảm xúc tiêu cực. Có người lại bình tĩnh, hít thở thật sâu và để cho lí trí cân nhắc phương án giải quyết. Với tuýp người thứ hai, họ có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, họ biết cách lùi một bước để thấy được toàn cảnh vấn đề.

Trong Phật giáo, việc lùi bước này được đúc kết thành câu châm ngôn nổi tiếng: "Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao". "Lùi một bước" không phải yếu hèn mà là cảnh giới của trí tuệ. Và đó là một triết lí của hạnh phúc.

Chớ coi thường người khác

Ở đời phải sống biết mình biết ta, đừng chê bai người khác khi bản thân chưa ra gì. Có thể bạn giỏi ở một lĩnh vực, họ chưa giỏi lĩnh vực của bạn nhưng họ lại hơn bạn những thứ khác. Vì thế bỏ cái tính dè bỉu, chê khinh người khác đi, nó sẽ chẳng giúp cho bạn trở nên khá hơn đâu. Thậm chí khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên tồi tệ hơn, khi họ biết bạn đã nói xấu họ.

Sống ở đời đừng nên coi thường ai cả, nay họ có thể không bằng bạn nhưng ngày sau chưa chắc đã thế, tình thế có thể lật ngược mà bạn chẳng ngờ tới. Coi thường người khác là phẩm chất của những người thấp hèn, đừng tự coi mình là nhất, điều đó sẽ khiến bạn bị mọi người tẩy chay.

Khi biết nhìn vào điểm mạnh của người khác, đánh giá khả năng của họ, qua đó làm mục tiêu cho bản thân phấn đấu. Luôn giữ thái độ khiêm nhường và coi trọng họ điều đó sẽ khiến mọi người càng thêm cảm phục bạn.

Hạnh phúc chính là hiện tại, không phải quá khứ hay tương lai

Hầu hết những gì bạn suy nghĩ dường như đều hướng về tương lai hoặc quay lại quá khứ. Có rất ít những suy nghĩ được dành cho hiện tại. Tư tưởng của chúng ta có thói quen bị cuốn hút trở về quá khứ mà ta cho là tốt đẹp hơn hiện nay; hoặc là mơ mộng vươn đến tương lai với những viễn ảnh mà ta hy vọng là sẽ vượt xa hiện tại.

Nhưng một tâm trí lang thang chưa bao giờ là một tâm trí hạnh phúc. Bởi vì khi xa rời hiện tại, chúng ta bị sao nhãng khỏi các hoạt động hàng ngày, khỏi mục đích sống mà mình đề ra.

Đức Phật dạy rằng: "Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc".

Tình yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc

Phật dạy rằng: "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù, mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời". Lòng ta ôm hận thù, ghét bỏ, vậy thì chính chúng ta mới là người cảm thấy mệt mỏi đầu tiên. Hãy suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thay đổi. Không phải lời nói, những gì bạn làm mới là thứ tạo nên con người của chính bạn.

Phật răn rằng, con người ta sống trên đời phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Khi ấy, hạnh phúc sẽ được nhân đôi còn niềm đau sẽ giảm đi một nửa, cũng giống như một ngọn nến có thể thắp sáng hàng ngàn ngọn nến khác, cuộc đời của ngọn nến ấy được tiếp nối và không bao giờ tàn lụi. Hãy lắng nghe lời Phật dạy và để yêu thương, hạnh phúc lan tỏa khắp thế giới này.

Tác giả: Mộc