Các chuyên gia khảo cổ cho hay, Abydos là thủ đô của Ai Cập vào cuối thời kỳ Tiền triều đại (trước năm 3.100 TCN) và kéo dài trong suốt thời gian cai trị của 4 triều đại đầu tiên.
Vị trí của thành phố cổ 7.000 năm tuổi được phát hiện nằm cách đền thờ Pharaoh Seti I khoảng 400m, ngay trong khu du lịch Luxor nổi tiếng.
Thành phố cổ này có khả năng là nơi lưu giữ “dấu ấn” của nhân vật có địa vị cấp cao và những người xây dựng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện những túp lều, cốt gốm, các công cụ sắt và 15 ngôi mộ rất lớn, một số ngôi mộ thậm chí còn lớn hơn những ngôi mộ hoàng gia ở Abydos.
Đặc trưng của những khu nghĩa trang đó là có nhiều nhà mồ, một kiểu mộ cổ Ai Cập được xây bằng gạch bùn, mộ hình chữ nhật, hai bên nghiêng và mái phẳng. Ở một số nghĩa trang có tới 4 nhà mồ.
“Kích thước của các ngôi mộ được phát hiện ở nghĩa trang lớn hơn một số ngôi mộ của các vị vua có nguồn gốc từ triều đại đầu tiên ở Abydos. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng và địa vị xã hội rất cao của những người được chôn cất ở đây trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập cổ đại“.
Bộ Cổ vật Ai Cập nhận định: “Phát hiện khảo cổ “bước ngoặt” này có thể mang lại những hiểu biết mới về Abydos, một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ai Cập cổ đại“.
Các chuyên gia hy vọng, phát hiện này sẽ góp phần chứng minh cho giả thuyết của họ, rằng Abydos là kinh đô của Ai Cập trong các vương triều đầu tiên.
Tìm thấy chiếc thuyền lớn của người Ai Cập cổ đại gần kim tự tháp
Đây được xem là một phát hiện quan trọng bởi rất ít tàu thuyền thuộc nền văn minh Ai Cập cổ đại có thể tồn tại tới thời điểm hiện tại.
Trong một tuyên bố, Bộ Di tích Ai Cập cho biết con thuyền gỗ trên dài khoảng 18m và có niên đại trên 4.500 tuổi. Các nhà khảo cổ đã phát hiện con thuyền này bị vùi dưới cát và nằm trên một phiến đá trong khi họ đang nghiên cứu một lăng mộ cổ đại. Đây là con thuyền được sử dụng trong lễ an táng và được cho là đóng tại nghĩa trang Nam Abusir.
Các nhà khảo cổ đánh giá đây là một phát hiện đáng chú ý bởi vì loại thuyền có kích thước lớn như trên vào giai đoạn đó chỉ dành cho các thành viên cấp cao của xã hội, những người xuất thân hoàng gia.
Theo họ, chiều dài con thuyền và số đồ gốm được tìm thấy cùng nó cho thấy những đồ vật này có thể thuộc thời điểm cuối triều đại thứ 3 và nửa đầu thứ 4 của Ai Cập cổ đại.
Các nhà khảo cổ cũng nhận định việc khai quật chiếc thuyền ở Abusir sẽ là một đóng góp to lớn đối với việc tìm hiểu về nghề đóng tàu thuyền của người Ai Cập cổ đại.
Ngoài ra, đây có thể là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành công nghiệp du lịch đang gặp nhiều khó khăn của Ai Cập, do ảnh hưởng của những bất ổn chính trị kéo dài kể từ năm 2011.
Hơn 14,7 triệu khách du lịch đến thăm Ai Cập vào năm 2010. Nhưng trong quý đầu năm 2016 con số này giảm xuống còn 1,2 triệu người, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2015 là 2,2 triệu khách.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
'Vùng Tam Giác Rồng' - Bermuda thứ hai của thế giới, nỗi ám ảnh lớn nhất tại Nhật Bản
-
ĐỊNH DẬU 2017: Chọn người sinh tháng này xông đất … chẳng khác nào mang THẦN TÀI đến nhà!
-
Nhà tiên tri kiệt xuất nhất lịch sử Việt Nam – “bạn cùng thời đại” với Nostradamus
-
Lý do vì sao thiết kế trại giam Chí Hòa là “bát quái phong thủy”?
-
Quá trình chọn ngày tốt “bốc lại bát hương”, làm sạch bàn thờ ngày cuối năm – gia đình AN KHANG THỊNH VƯỢNG