Phi tần sau khi thị tẩm phải cần người dìu về cung, không được ngủ cùng hoàng đế hết đêm, vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Việc thị tẩm thời nhà Thanh có những quy định rất đặc biệt, phi tần sau khi được hoàng đế sủng hạnh phải cần người dìu về cung, không được ngủ cùng hoàng đế hết đêm.

Để tránh xảy ra mâu thuẫn trong hậu cung, từ rất sớm nhà Thanh đã đặt ra quy định cho hoàng đế, sủng hạnh phải được ban phát đều trong hậu cung, đối xử bình đằng giữa các phi tần. Và đó cũng là lý do phi tần thị tẩm xong thì phải về cung của mình.

Ngay cả sau khi gặp hoàng đế, phi tần vẫn cần được người dìu đưa trở về cung. Liệu có phải vì họ nhận được sự yêu mến lớn từ vua nên phải như vậy không?

Vì sao sau khi được hoàng thượng thị tẩm, phi tần cần người dìu về cung?

Lý do là do các phi tần luôn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về giờ nghỉ ngơi, ngay cả khi được hoàng đế thị tẩm. Điều này nhằm tránh vua quá sức và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống cung đình.

Trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rõ ràng. Việc phi tần trong cung phải để hạ nhân dìu khi đi bộ là để thể hiện địa vị của họ.

Thứ nhất, hành động này chỉ xuất hiện khi ra ngoài, trong khi trong tình huống bình thường thì không ai làm như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc thể hiện sự khác biệt về mặt lễ nghi và địa vị. Là một phi tần cao quý trong cung, thậm chí việc đi bộ cũng phải được dìu bước đi.

Thứ hai, trong thời kỳ phong kiến Trung Quốc, phụ nữ quý tộc phải buộc chân, làm cho việc đi lại trở nên không thuận tiện và dễ ngã. Do đó, mỗi khi các phi tần ra khỏi cung đều có người theo hầu để giúp họ di chuyển.

Ngoài ra, do bàn chân bị buộc nhỏ gọn, các phi tần không thể thực hiện công việc nặng nhọc và đi lại nhiều. Các phi tần cao quý khi nhập cung thường được quy định không được rời khỏi Tử Cấm Thành suốt đời. Khi ra khỏi điện, họ sẽ có thái giám hoặc cung nữ dìu đi để thuận tiện.

Trong triết lý thẩm mỹ cổ đại Trung Quốc, đôi chân nhỏ được coi là đẹp. Quan niệm này khiến nhiều phi tần không muốn di chuyển để giữ cho đôi chân nhỏ của họ.

Hơn nữa, khi đã nhập cung, các phi tần không thể tự do di chuyển như trong dân gian. Khi ra khỏi cung, họ sẽ có tùy tùng đi theo. Cung nữ và thái giám sẽ dìu đỡ chủ nhân để giúp họ thể hiện đẳng cấp quý tộc.

Một điểm khác cần được nhắc đến là giày của các phi tần trong lịch sử Trung Quốc cổ đại khác biệt so với giày dép hiện đại. Ngày nay, dù là giày cao gót, thiết kế của chúng vẫn cho phép phụ nữ tự đi mà không cần sự trợ giúp.

Tuy nhiên, trong thời nhà Thanh, giày của các phi tần được gọi là giày hoa bồn để, có gót ở giữa. Loại giày này khá khó để giữ thăng bằng, thậm chí đi bộ cũng có thể dẫn đến ngã. Do đó, khi mang giày hoa bồn để, phi tần luôn cần có người dìu đỡ để giữ thăng bằng.

Ngoài ba lý do chính đã đề cập, còn có một số tài liệu lý giải thêm về việc phi tần trong cung luôn cần có người dìu. Một lý do quan trọng khác đó là trong cung, quy tắc và nghi thức đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt tầng lớp quý tộc và dân thường.

Cung điện có nhiều quy định về cách ứng xử, và phong cách di chuyển là một phần không thể thiếu. Việc phi tần đi bộ phải có người dìu mới tạo nên vẻ đẹp tinh tế và thanh nhã, phù hợp với hình ảnh phụ nữ quý tộc.

Những phụ nữ trong cung di chuyển nhẹ nhàng, luôn dựa dẫm và có người dìu dắt, điều này sẽ khiến hoàng đế cảm thấy xót xa. Vì hoàng đế quý mến vẻ đẹp yếu đuối, phụ nữ trong cung được yêu cầu di chuyển theo những quy tắc lễ nghĩa như vậy.

Quy định thị tẩm nghiêm ngặt thời nhà Thanh

Thị tẩm xong, phi tần không được ở lại ngủ cùng hoàng đế hết đêm?

Nhưng các phi tần của nhà Thanh phục vụ hoàng đế có chút khác biệt so với phi tần của các triều đại khác. Sau khi được hoàng đế lựa chọn thị tẩm, các phi tần của các triều đại khác phải phục vụ ngài suốt đêm. Phi tần nhà Thanh lại khác, sau khi nhận được ân sủng, họ phải lập tức trở về cung và không được phép ngủ chung giường với hoàng đế suốt đêm, ngoại trừ ngài cho phép hoặc sở hữu chức vị mẫu nghi thiên hạ như hoàng hậu.

Có thể có người cho rằng triều đình nhà Thanh lo lắng hoàng đế quá u mê sắc đẹp, khiến “thân rồng” bị tổn thương, bỏ bê chuyện chính sự. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng, nhưng không phải là lý do chính.

Các phi tần thường thể hiện nhu cầu mãnh liệt hơn hoàng đế trong quá trình thị tẩm. Cơ hội được hoàng đế thị tẩm là vô cùng quý giá, rất nhiều phi tần trong hậu cung có thể cả đời cũng không thể gặp được hoàng đế, chứ đừng nói đến việc nằm cùng ngài trên một giường. Song đã bước chân vào chốn cung cấm thì ai cũng phải tìm đủ mọi cách để tồn tại và thăng quan tiến chức, nâng cao địa vị. Đối với phi tần hậu cùng, việc nhận được ân sủng của hoàng đế, khao khát chức vị hoàng hậu chính là mục tiêu của họ.

Để tránh xảy ra quá nhiều mâu thuẫn trong hậu cung, nhà Thanh từ rất sớm đã đặt ra quy định cho hoàng đế: Sủng hạnh phải được ban phát đều trong hậu cung.

Từ đó, hoàng đế nên đối xử bình đẳng với mọi phi tần. Suy cho cùng, nếu hậu cung loạn thì triều đình sẽ loạn. Xuất thân của đa số phi tần hầu như đều đến từ hào môn thế gia, con nhà quan lớn. Nếu phi tần bị hoàng đế đối xử bất công, chuyện này đến tai gia đình họ thì các quan viên có thế lực trong triều sẽ gây sức ép, làm náo loạn triều chính, khiến hoàng thượng ăn không ngon ngủ không yên.

Tác giả: Mộc