Cổ nhân dạy "Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài", thực tế đáng suy ngẫm

21:05, Thứ ba 21/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm xưa, nhà to- đường dài thường đi kèm với những rắc rối sau:

Cổ nhân dạy: Giàu không ở nhà to

Nhiều người luôn nỗ lực không ngừng để sở hữu một ngôi nhà, nhằm ổn định cuộc sống. Nếu may mắn, công việc thuận lợi, họ sẽ tiếp tục tích góp để mua một căn nhà to hơn, bề thế hơn, vừa khẳng định vị thế, vừa nâng cao chất lượng sống cho gia đình. Tuy nhiên, lời dạy của cổ nhân "giàu không ở nhà to" thực sự đáng để chúng ta suy ngẫm.

Cổ nhân dạy

Cổ nhân dạy "Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài"

Theo quan niệm xưa, nhà to thường đi kèm với những rắc rối sau:

Mất cân bằng âm dương: Phòng ngủ lớn trong nhà to thường làm mất cân bằng âm - dương, dẫn đến tình trạng mất cân đối và dễ sinh ra bệnh tật.

Khó khăn trong dọn dẹp: Nhà rộng khó dọn dẹp thường xuyên, dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe.

Không gian thừa thãi: Nhà to chỉ là nơi trú ngụ, không cần thiết phải quá rộng rãi. Không gian lớn tạo điều kiện cho sự bày bừa, tăng thêm vất vả trong việc dọn dẹp.

Thiếu không gian riêng tư: Nhiều người sống chung trong một nhà dễ phát sinh mâu thuẫn, căng thẳng, khó có cuộc sống bình yên.Tăng nguy cơ bị nhòm ngó: Nhà to thường bị coi là dấu hiệu của sự giàu có, dễ trở thành mục tiêu cho kẻ xấu, gây nguy hiểm cho gia đình.

Việc sở hữu một ngôi nhà lớn không chỉ mang đến trách nhiệm lớn hơn mà còn kéo theo những phiền toái không lường trước. Chỉ riêng việc dọn dẹp cũng trở nên phức tạp hơn, nếu không tự làm thì phải thuê người, phát sinh thêm chi phí. Để bảo đảm an toàn, cần lắp đặt thêm các thiết bị hiện đại, tốn kém.

Ngôi nhà to tiêu tốn nhiều chi phí điện, nước, và các khoản liên quan. Điều này biến chúng ta thành nô lệ cho ngôi nhà, phải làm việc cật lực để trang trải các chi phí hàng tháng, hàng năm.

Nhiều người khi làm ăn thuận lợi, thích thay đổi nhà cửa, lại muốn nhà to hơn. Họ thường đổ hết tiền bạc vào tài sản này, hạn chế việc đầu tư cho công việc, chăm sóc tuổi già. Làm ăn có lúc thịnh lúc suy, nếu không có tiền phòng thân, dễ đẩy bản thân vào tình thế khó khăn.

"Thuyền to thì sóng lớn" - sở hữu nhà to để phô trương không hẳn là tốt. Cổ nhân dạy chúng ta nên biết đủ. Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ 20, dù sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD, vẫn chọn sống trong ngôi nhà khiêm tốn mua từ năm 1958. Với giá trị tài sản ròng 115,5 tỷ USD, ông vẫn sống giản dị, không chạy theo sự xa hoa.

Cổ nhân dạy: Nghèo khó không đi đường dài

Cổ nhân khuyên rằng khi nghèo khó, không nên đi đường dài. Điều này phản ánh sự bất tiện của một người không đủ tiền bạc cho một chuyến đi xa. Người đi làm ăn xa, thành công ít, ở quê mà biết cách làm ăn thì tốt hơn.

Hai lý do cho lời khuyên này thời xưa là:

Phương tiện đi lại hạn chế: Thời xưa, phương tiện chủ yếu là xe ngựa, di chuyển mất nhiều thời gian và chi phí. Người nghèo thường phải đi bộ để tiết kiệm nhưng dễ chết đói, bệnh tật.

Nguy cơ từ thiên tai và chiến tranh: Điều kiện khắc nghiệt, thiên tai, chiến tranh, bệnh dịch khiến những chuyến đi dài trở nên nguy hiểm.

Ngày nay, việc đi xa nên diễn ra trong thời gian ngắn để học hỏi, áp dụng cho quê hương. Xa nhà quá lâu mà không phát triển được sự nghiệp, dễ mang tâm trạng muộn phiền, cảm thấy "muối mặt" khi trở về.

Nhiều người chọn con đường bất chính đi sang xứ người, sống ngoài vòng pháp luật, không ai bảo vệ, sống chui lủi, vất vả. Dù kiếm được chút tiền gửi về nhà, tâm vẫn không an ổn.

Đi xa dù du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" đều vất vả. Trang bị tiền bạc, ý chí mạnh mẽ, dũng cảm và quyết tâm đủ lớn mới nên thực sự bắt đầu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc