Với mỗi vùng miền sẽ có những cách thờ cúng khác nhau. Do không gian thờ cúng có ý nghĩa tâm linh với gia đình nên yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống cần được đặt lên hàng đầu. Điều này sẽ giúp kết nối các thế hệ và giữ nề nếp, gia phong của gia đình.
Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, gian chính lại là chỗ tiếp khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì thế, một số nhà xây mới hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách.
Bài vị trên bàn thờ không được sát tường
Trong phong thủy bàn thờ, vị trí đặt tượng Thần Phật phải sát tường mới tốt, nhưng bài vị tổ tiên lại ngược lại. Không nên đặt bài vị sát tường, nếu không nếu nhìn từ góc độ phong thủy, sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, thậm chí và vận mệnh cả đời của con cháu.
Cách hóa giải: Giữa bài vị của tổ tiên và tường nên để một khoảng trống nhỏ.
Không đặt bàn thờ quá lộ liễu
Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.
Phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.
Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.
Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện
Bên phải bàn thờ không nên đặt đồ điện, bởi vì như vậy sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ,dễ xảy ra chuyện không may.
Cách hóa giải:
- Đặt đồ điện lớn sang chỗ khác.
- Bên phải bàn thờ đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.
Hướng của bàn thờ không được ngược lại với hướng của nhà
Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi.
Cách hóa giải:
Chỉ còn cách đặt lại vị trí của bàn thờ, chẳng còn cách nào khác cả.
Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa
Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn. Trong trường hợp diện tích ngôi nhà khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng với lối cửa vào hoặc đặt tại vị trí mà nhiều người quan sát và nhòm ngó thấy, cần phải làm rèm che lại phía trước và hai bên.
Bày trí trên bàn thờ
Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt... mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.
Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.
Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo). Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.
Khi bố trí bàn thờ Phật cần cao hơn và tách biệt bàn thờ gia tiên.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang