Phụ nữ làm điều này phúc khí sẽ rời đi, tức giận là bản năng, kiềm nén mới là bản lĩnh

( PHUNUTODAY ) - Con người ai cũng có phiền muộn, ai cũng có nóng giận, những lúc ấy mới cần kiềm chế.

Đôi khi chúng ta gặp phải những khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống khiến bản thân cảm thấy chán nản,  bực bội, giận dữ.

Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau. Trong cơn tức giận, ta có thể sẽ nói những điều không nên nói, làm những việc không nên làm, khiến người khác tổn thương dù bản thân ta không muốn.

Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Ngài cũng không nói rõ là trong những trường hợp nào thì không nên nóng giận và cũng không bảo chúng ta phải dùng phương cách nào để diệt trừ cơn nóng giận.

Vẫn có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Có khi ta kiềm chế được cơn tức giận với người ngoài nhưng đối với người thân của mình lại luôn cáu kỉnh mà không biết rằng sẽ làm những người yêu thương ta nhất phải đau lòng.

Một bên, chúng ta thụ nhận tình yêu thương của họ, một bên ta lại không ngừng phát tiết bức bội, đây chẳng phải ích kỷ là gì?

Không giận hờn là giữ được bình tĩnh trước những cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là tính xấu tai hại chẳng khác ngọn lửa tàn bạo, đốt cháy cả người giận lẫn những người chung quanh.

Kinh Hoa Nghiêm có nói : “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”.

Và tiếp theo còn nói “Nhất sân chi hoả, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” là “Lửa giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công đức”.

Dù có điều dưỡng tốt thế nào thì cuối cùng cũng phải chấm dứt. Một khi chết đi bạn có chắc bạn ra đi thanh thản? Nếu muốn có một kết thúc thanh thản thì bình thường đừng nên nóng giận, chẳng may trong một lần nóng giận bạn làm tổn thương người khác, đến lúc đó việc ấy hiện ra trước mặt bạn, khiến bạn không ngừng đau khổ, hối hận. Ngược lại, bình sinh biết nhẫn nhục, đối xử với mọi người hoà nhã, dễ gần thì lúc giã từ cuộc sống có thể nhắm mắt xuôi tay, không có phiền não, hối hận.

Dứt bỏ nóng giận để khỏi phiền não

Dứt bỏ được nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không tham ái, không ham mê dục vọng sẽ giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc.

Đáng khen người dằn được cơn giận

Biết dằn cơn giận đang lúc nổi lên, giống như người lái xe biết xe đang chạy quá mau thì bớt tốc độ lại. Như vậy mới là người lái xe giỏi.

Lấy từ bi thắng nóng giận

Lấy từ bi để thắng nóng giận, lấy hiền lành thắng hung dữ, lấy bố thí thắng tham lam, lấy chân thật, thắng giả dối...

Cần kiểm soát hành động, lời nói và ý nghĩa

Phải luôn kiểm soát hành động, đừng nóng giận, đừng làm điều ác, và nên lo làm điều lành.

Phải nhớ khắc phục khẩu nghiệp, thận trọng lời nói, đừng cau có gây gổ, dứt bỏ mọi lời thô ác và chỉ nói lời hiền hoà nhân đạo.

Giữ gìn tâm ý, đừng để mắc sai lầm, đừng để giận dữ, đừng đến nhiều điều hung ác, chỉ nghĩ đến điều thiện và việc tu hành.

Người trí chẳng những lo kiểm soát Thân, mà còn lo điều phục Tâm và Ý nữa.

Tác giả: Thạch Thảo