Phụ nữ thời xưa "đối phó" với kinh nguyệt bằng cách nào

( PHUNUTODAY ) - Không có những gói băng vệ sinh thông dụng như hiện nay, phụ nữ thời xưa tận dụng rất nhiều thứ... kỳ quặc để xử lý mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

1. Giấy cói

Sự nghèo khó và kém phát triển khoa học khiến những ngày "đèn đỏ" trở thành nỗi ác mộng của phụ nữ thời xưa. Thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ dùng giấy cói để luôn được sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ”. Trong khi đó, dụng cụ vệ sinh của phụ nữ Hi Lạp lại sử dụng giẻ lau quấn quanh một miếng gỗ nhỏ. Về sau này, người La Mã sử dụng một miếng đệm vệ sinh bằng len và bông. Còn người Mĩ bản xứ sử dụng vỏ cây tuyết tùng - một thứ có khả năng hấp thụ rất tốt.

Rêu khô bện với giẻ lau cũng có thể trở thành băng vệ sinh của phụ nữ thời Trung cổ. Nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều phụ nữ thậm chí sử dụng rêu, da động vật làm băng vệ sinh vì nghèo khó.

2. Khâu túi vải rồi nhồi tro sạch

Trong xã hội phong kiến, con người dần phát minh ra tơ lụa, vải vóc và từ bỏ thói quen sử dụng vỏ cây, da thú làm quần áo. Cũng trong thời kì này, trước khi phát minh ra giấy, người phụ nữ dùng vải sạch khâu thành một chiếc túi nhỏ dài để sử dụng. Tới kì kinh, họ sẽ nhét tro sạch vào trong túi để dùng. Khi đã bẩn, tro sẽ được đổ đi, túi vải cũng được giặt sạch phơi khô để tái sử dụng. Trong trường hợp cấp bách, “khổ chủ” còn đem hong dưới lửa cho nhanh khô. 

Trong một số gia đình giàu có thời ấy, người ta còn chuẩn bị bông sạch để nhồi vào túi vệ sinh, nhưng do loại bông mới rất khó thấm nước nên tro vẫn được phái nữ thời ấy ưa dùng.

3. Băng vệ sinh dùng 1 lần 

Vào năm 1888, sản phẩm băng vệ sinh dùng 1 lần lần đầu tiên được phát triển. Phát hiện này tạo ra cuộc cách mạng mới cho phụ nữ.

Băng vệ sinh dùng một lần làm từ vật liệu sợi cellulose, hay còn gọi là bông gòn y tế. Ý tưởng này nảy ra là do họ phát hiện tính thấm hút của chúng tốt hơn nhiều so với vải bông thông thường.

Tuy nhiên vào thời đó vẫn còn rất nhiều người e ngại và cho rằng nó không thích hợp để sử dụng mỗi khi đến kỳ.

4. Đai vệ sinh

Vào giai đoạn 1920, phụ nữ ưa chuộng những sản phẩm đai vệ sinh vì nó có thể sử dụng được nhiều lần mà vẫn bảo đảm được tính sạch sẽ.

Đai vệ sinh được ra đời với thiết kế gồm lớp vải mỏng ở giữa và hai đai nối liền và được quấn ngang người. Nhưng nhiều người cho rằng, chiếc đai vệ sinh này có hình dạng giống chiếc tạp dề thì đúng hơn.

5. Cỏ

Cỏ được sử dụng như một miếng băng vệ sinh ở Châu Phi và Úc. Đầu tiên, chúng đơn giản chỉ là một tấm lót từ sợi cỏ và sợi thực vật. Sợi thực vật là những vật liệu như lanh hoặc bông vải.  

Các băng vệ sinh được làm bằng cách đan các cuộn cỏ và rễ với nhau. Việc sử dụng cỏ ở bất kỳ hình thức nào cũng không hề dễ chịu. Một số loài cỏ, như thảm cỏ, có thể đủ mềm để sử dụng. Các loại cỏ khác, có thể gây ngứa, thô, khô, hoặc đau đớn. 

Mặc dù có nhiều loại cỏ cũng không độc hại hay gây đau đớn, nhưng cỏ không nên được xếp vào hạng mục chăm sóc sức khoẻ kinh nguyệt. Đáng buồn, ở Châu Phi việc chăm sóc kinh nguyệt còn kém kể cả ngày nay, ở một số nơi phụ nữ vẫn phải dùng vải vụn và giặt chúng thường xuyên. Đôi khi chúng không kịp khô gây ra nhiễm trùng và các loại bệnh.

6. Lông thỏ 

Có nhiều minh chứng cho rằng phụ nữ đã dùng lông thỏ vào kỳ kinh nguyệt, nhưng có rất ít nguồn ghi chép xác minh điều này. Các nền văn hoá như người Mỹ bản địa, châu Phi và một số nơi chắc chắn đã sử dụng lông của thỏ và nhiều động vật khác cho nhiều mục đích khác nhau, như quần áo và chăn. Bởi lông thỏ rất mềm và dẻo dai, sẽ không đáng ngạc nhiên nếu phụ nữ sử dụng chúng để thấm kinh nguyệt hàng tháng, nhưng điều này là chưa chắc chắn. 

7. Không gì cả 

Trong thế kỷ 19 ở Châu Âu, phụ nữ để kinh nguyệt ra tự nhiên. Bởi khi ấy không có vật phẩm nào được phát minh để họ mua hay sử dụng. Họ có thể tự chế băng vệ sinh từ vải hay tấm trải giường nhưng việc này gần như quá tốn kém. Trong trường hợp nào, hầu hết phụ nữ nghèo đã không thể làm gì và để kinh nguyệt chảy tự nhiên. Ngay cả thời đại này, những người không có lựa chọn nào cũng phải để nó chảy tự nhiên và thực tế một số người còn cố tình làm điều này.

Tác giả: Ngọc Dung