Quả báo không ngờ của tội đập miếu thờ

( PHUNUTODAY ) - Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về luật nhân quả về tội đập miếu thờ.

 Hãy lắng nghe một câu chuyện có thực:

"Đây là câu chuyện mà bản thân tôi đã tận mắt chứng kiến từ nhỏ. Nhà tôi ở một làng quê vùng núi hẻo lánh, chỉ có mấy chục hộ gia đình sinh sống. Năm 1949, trong làng bắt đầu thành lập lớp tiểu học, tổng cộng có hơn 20 học sinh, tôi là một trong số đó. Lớp học được dựng ở sân của nhà ở phía Đông làng. Ngôi nhà chính 5 gian, gian phía Tây là nơi ở của ông Vương – bí thư chi bộ làng, người dân trong làng đều gọi ông ta là bí thư Vương.

Mùa đông đã đến, trong lớp học không có gì sưởi ấm, thế là bí thư Vương và viên chủ nhiệm họ Trâu sau khi tính toán, đã quyết định cử hai người dân trong làng xuống thung lũng có tên là Bảo Long Tường gỡ miếu lấy gạch xây bếp lò sưởi. Khi đó, người dân vẫn rất tín ngưỡng Thần Phật, hai người dân này đến miếu thắp ba nén nhang, sau đó dập đầu cầu khẩn rằng:“Không phải chúng con có ý bất kính, đây đều là cấp trên sai làm, mong chư Thần chớ có trách tội”. Sau đó đã phá bỏ miếu, chuyển số gạch về xây bếp lò.

Qua mấy ngày, ông Trâu bắt đầu cảm thấy hai mắt đau nhức, đau đến cả đêm không thể nào ngủ được, liền tìm thầy bói trong làng đến xem thử, vị thầy này nói đây là nghiệp báo phá hủy chùa miếu tạo thành. Nhưng ông Trâu không dám hứa xây lại ngôi miếu, vậy nên mắt cứ đau mãi suốt mấy tháng liền, về sau lại bị thương ở chân và trở thành tàn phế, trong nhà ông ấy cũng mãi luôn không được yên bình. Quả thực hết cách đành phải lén lén đi xây một ngôi miếu nhỏ, từ đó trong nhà mới yên ổn hơn một chút, nhưng cả đời không thể có con. Bởi vậy người vợ thường mắng ông thất đức mới ra nông nỗi tuyệt tử tuyệt tôn như vậy.

Tình cảnh của bí thư Vương càng thê thảm hơn, bà vợ trở nên điên điên khùng khùng, suốt ngày cứ để con dao ngay trước giường, hễ động một tý là cầm dao gây chuyện một trận khắp nhà từ trong đến ngoài. Con trai út của bí thư Vương là bạn học cùng với tôi, một ngày vào tháng Chạp, không hiểu sao lại tự động cởi bỏ hết áo quần chạy đến nằm sấp trên lớp băng giữa dòng sông, mặc cho mọi người khuyên giải, lôi kéo thế nào cũng đều không chịu rời đi.

Bản thân ông Vương cũng thường hay xảy ra chuyện. Một lần sau cơm tối, có cuộc họp dân làng ở lớp học, người dân trong làng đều đến đủ cả rồi, chỉ riêng ông Vương không thấy đến. Có người đến phòng tìm, người nhà nói ông ấy đã đi từ sớm rồi, đoán đã xảy ra chuyện, nên mọi người liền chia nhau đi tìm. Kết quả phát hiện bí thư Vương nằm trong chuồng bò ở phía Tây ngôi nhà, đầu gục vào trong đống phân bò, khiến cho khắp đầu khắp mặt đều là phân bò. Mọi người khiêng ông ấy về nhà tắm gội sạch sẽ, một lúc sau mới tỉnh táo trở lại. Hỏi ông đã xảy ra chuyện gì, ông nói: “Tôi trước khi đi họp đã vào chuồng bò đi vệ sinh, sau đó không còn biết gì nữa cả”.

Có người tốt bụng khuyên ông tu sửa lại ngôi miếu, nhưng ông cảm thấy bản thân là bí thư chi bộ làng, là đại biểu của đảng trong làng, nhất thời không thể rẽ ngoặt như vậy được. Vậy nên ông ấy cứ bị hành hạ như vậy suốt mấy năm, trong nhà của họ thường hay xảy ra mộ số chuyện ly kỳ cổ quái. Về sau, nhà tôi đã chuyển đi, nghe người khác kể lại bí thư Vương chưa được 40 tuổi thì qua đời, để lại một ngừoi vợ điên khùng và ba trai một gái, gia cảnh vẫn mãi không khấm khá gì."

 Luật nhân quả. Ảnh nguồn: Internet.

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động nghìn sông còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo”. Luật nhân quả ở đời, làm thiện hưởng thiện, làm ác chịu ác. 

Cổ nhân thường nói rằng mỗi người đều có "Quỷ Thần hai vai" để chứng giám, ghi vào sổ Thiện Ác mọi hành động tốt hoặc xấu mà người ta đã làm trong cuộc đời, để đến ngày người ấy chết thì sẽ bị Diêm Vương chiếu theo sổ Thiện Ác này mà xét xử, nếu khi sống họ làm nhiều việc tốt thì cho họ lên Thiên Đình hưởng phước báo hoặc làm nhiều việc ác thì đày họ vào Địa Ngục để chịu tội báo.

Có rất nhiều người không tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo.” Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang