Quá trình xâm nhập và gây bệnh của Covid-19: Dù được chữa khỏi phổi vẫn có thể bị tổn thương nặng

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là quá trình Quá trình xâm nhập và gây bệnh của Covid-19. Đặc biệt, dù được chữa khỏi phổi vẫn có thể bị tổn thương nặng, nên đặc biệt cẩn trọng.

Virus Covid-19 gây nhiễm thế nào?

Virus Covid-19 không lây qua không khí, mà lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí, do hắt hơi, ho, sau đó xâm nhập qua mũi, miệng hoặc mắt của người ở gần. Các virus trong giọt bắn sẽ nhanh chóng di chuyển vào đường mũi của bạn, sau đó đến màng nhầy ở phía sau cổ họng, bám chặt vào một thụ thể đặc biệt trong các tế bào.

Quá trình đó ảnh hưởng tới hô hấp thế nào?

Khi các bản sao của virus nhân lên, chúng sẽ bùng phát và lây nhiễm các tế bào lân cận. Thế nhưng, các triệu chứng thường bắt đầu ở phía sau cổ hỏng, dẫn đến đau họng và ho khan. Sau đó, virus Covid-19 sẽ "bò dần dần xuống các ống phế quản". Khi virus tiến đến phổi, màng nhầy của chúng sẽ bị viêm, làm hỏng phế nang hoặc túi phổi. Sự sưng tấy và dòng lưu thông oxy bị suy yếu sẽ khiến phổi chứa nhiều chất lòng, mủ và tế bào chết. 

Tuyến phổi của bệnh nhân đến từ Vũ Hán,phế nang chứa đầy chất lỏng màu hồng.

Virus xâm chiếm phổi như thế nào?

Theo bác sĩ Shu-Yuan Xiao, giáo sư bệnh lý tại Đại học Y khoa Chicago, virus Covid-19 bắt đầu ở các khu vực ngoại vi ở cả hai bên phổi, sau đó sẽ xâm nhập đến đến đường hô hấp trên, khí quản và các đường dẫn khí trung tâm khác. 

Phổi có phải bộ phận duy nhất bị ảnh hưởng?

Theo bác sĩ  Compton-Phillips, phổi không phải là bộ phận duy nhất của cơ thể bị ảnh hưởng, nhiễm trùng có thể lây lan qua màng nhầy, từ mũi xuống trực tràng, lây nhiễm các tế bào trong hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy hoặc khó tiêu. Đồng thời, bác sĩ Schaffner cũng cho biết thêm, virus có thể xâm nhập vào máu.

Ảnh chụp CT của các bệnh nhân Trung Quốc bị nhiễm virus corona. Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái, một phụ nữ 56 tuổi, một nam 44 tuổi, một nam 42 tuổi và một nữ 65 tuổi.

Tại sao một số người bị bệnh nặng nhưng hầu hết lại không?

Khoảng 80% những người bị nhiễm virus Covid-19 có triệu chứng tương đối nhẹ. Nhưng khoảng 20% người mắc bệnh nặng hơn và trong khoảng 2% bệnh nhân ở Trung Quố đã tử vong. Theo các chuyên gia, những triệu chứng phụ thuộc vào mức độ mạnh yếu, sức đề kháng và sức khỏe của mỗi người. Người già hoặc những người có bệnh nền, sức đề kháng yếu thường gặp các triệu chứng nghiệm trọng. 

Một số bệnh nhân có thể duy trì ổn định nhưng 1 tuần sau đột nhiên viêm phổi

Theo vác sĩ Diaz, một số bệnh nhân có thể duy trì ổn định nhưng 1 tuần sau đột nhiên viêm phổi. Trong khi đó, một số bệnh nhân dường như phục hồi nhưng sau đó phát triển các triệu chứng một lần nữa. Điều đó chứng tỏ, họ bị tổn thương và mô phổi dễ bị tấn công sau đó bị vi khuẩn trong cơ thể tấn công. Vì vậy một số bệnh nhân qua đời, không phải do virus Covid-19, mà là do nhiễm khuẩn. 

Làm thế nào để giữ cho bản thân và những người khác an toàn?

- Sử dụng khẩu trang y tế 3 lớp hoặc N95 được khuyến nghị. Nếu không có hãy sử dụng khẩu trang vải và vệ sinh thường xuyên.

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chứa 75% nồng độ cồn. Không chạm tay vào mắt - mũi - miệng.

- Ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn động vật hoang dã. 

- Tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Đến ngay bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu sốt, ho, khó thở.

Tác giả:

Tin nên đọc