Nghĩ ba phút trước khi nói, nói ba phút thay vì nói dài
Quy tắc 3 phút được hiểu chính là trước khi nói, nói ít và lắng nghe nhiều hơn. Đây chính là cách để bạn nhận được nhiều hơn.
Giao tiếp cũng chính là một nghệ thuật, một câu nói có thể khiến người khác bật cười, cũng có thể khiến người khác tức giận. Thế nên việc bạn nói gì nhất định phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu bạn có thể nói ít hơn, đừng bao giờ nói nhiều thêm. Nếu bạn có thể nói chậm, đừng bao giờ nói nhanh. Nếu bạn có thể nói lời nhẹ nhàng, đừng bao giờ nói lời khó nghe.
Trước khi nổi giận, hãy dừng ba phút
Cuộc sống này không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Có những thời điểm, chuyện không vui xảy ra, khiến bạn tức giận, nóng nảy. Khi tức giận, người ta dễ bốc đồng, hậu quả khó kiểm soát được. Điều mà bạn thốt ra lúc này chỉ khiến bản thân và người khác bị tổn thương thôi.
Hơn nữa việc bạn tức giận cũng ảnh hưởng đến gan, lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng, thậm chí gây viêm loét dạ dày.
Để kiểm soát được cơn tức giận, hãy dùng 3 phút để kiểm soát nó. Trong thời gian này bạn nên quản lý nhịp thở bằng việc hít sâu, thở mạnh. Chỉ sau ba phút hít thở, bạn sẽ thấy cảm xúc chùng xuống. Khi kiểm soát được cảm xúc ban đầu, bạn sẽ dần dần nhìn nhận mọi việc khách quan hơn.
Làm mọi thứ sớm ba phút
Đến trước cuộc hẹn 3 phút là thể hiện sự tôn trọng của người khác, cũng chính là tự tạo ấn tượng tốt cho mọi người thấy sự chân thành của bạn. Sắp đặt mọi thứ trước khi tiến hành ba phút cho thấy trách nhiệm với bản thân, tạo thời gian đệm cho mình, thay vì nóng vội mà làm hỏng việc.
Nhờ thời gian ''đệm'' này, nếu gặp bất cứ khó khăn nào, bạn cũng có thể bình tĩnh giải quyết.
Tự ngẫm trong ba phút
Cổ nhân có câu: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, có nghĩa là trước khi trách người khác thì nên nhìn lại bản thân mình. Đây cũng chính là điểm yếu của con người, đa phần đều có xu hướng chỉ trích người khác nhưng lại chẳng chịu nhìn lại lỗi lầm của mình. Quy tắc ba phút khuyến khích bạn nên xem xét lại vấn đề khách quan, nhìn nhận cái được, cái sai của bản thân thay vì phàn nàn, chỉ trích.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Tổ tiên dặn dò: "Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông" - Vì sao vậy?
-
Khi còn trẻ có 4 loại người dễ bị người khác coi thường nhất, nhưng càng về sau họ lại sống thoải mái nhất
-
Cổ nhân dạy: ‘Đêm không ngủ được, đừng đổ lỗi cho chiếc giường cong’?, vì sao lại như vậy?
-
Tổ tiên chỉ dạy: Khôn khéo '3 thêm 3 bớt', cuộc đời được hưởng phúc sâu dày
-
Thấm thía lời dạy của cổ nhân: "Ở đời tham 4 thứ, cả đời phí công", đó là 4 thứ gì?