Chân giò heo là một thực phẩm quen thuộc phổ biến. Chân giò hầm, chân giò nấu giả cầy, chân giò nấu cháo, bún chân giò, chân giò nướng... là những món ăn ngon. Đặc biệt với "dân nhậu" món chân giò trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên chân giò trước và chân giò sau có giá trị khác nhau nên khi mua cần chú ý.
Chân giò trước hay chân giò sau sẽ ngon hơn?
Chân giò trước là phần chân phía trước. Chân giò sau là chân ở phía sau. Lợn là loài đặc trưng nằm nhiều. Chân trước vận động nhiều hơn, chân sau thì ít vận động. Do đó chân giò trước của lợn thường săn chắc hơn, nhiều thịt hơn. Chân giò trước cũng cứng chắc và nhiều gân hơn. Chân trươc cũng thường nhỏ hơn chân sau.
Chân giò sau ít săn chắc nhiều mỡ hơn, ngấy hơn, ít gân hơn. Do đó ăn thịt chân giò trước thường ngọt ngon đậm đà nên thường chế các món cần nhiều thịt hơn như già cầy, luộc, hầm bia. Còn chân sua thường để nấu cháo, nướng.
Do đó số đông thường thích chân giò trước hơn chân giò sau. Nhưng cũng có người chọn theo món sẽ chế biến. Muốn ăn nhiều thịt, gân chắc hơn thì nên chọn chân giò trước.
Cách phân biệt chân giò trước chân giò sau
Nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ khó phân biệt chân trước chân sau. Nhưng nếu hiểu về đặc tính của loài lợn bạn sẽ phân biệt được:
- Chân giò trước nhiều gân hơn chân giò sau. Do đó khi mua quan sát thấy nhiều gân là chân trước, còn ít gân là chân giò sau.
- Nhìn mặt cắt ngang thấy nạc nhiều hơn săn chắc là chân giò trước. Chân sau thì mỡ nhiều hơn và kết cấu lỏng lẻo hơn.
- Phần móng guốc chân giò trước sẽ to hơn phần chân sau. Do đó nếu muốn ăn phần thịt chân giò giòn nhiều gân và nhiều nạc thì nên chọn chân giò trước.
- Nhìn phần móng giò bên dưới, chân giò trước thường cong và chắc,ngắn hơn, trong khi chân sau sẽ dài và thẳng hơn.
Lưu ý khi mua chân giò
Khi mua chân giò lợn nên chú ý thấy chân giò có màu vàng ngà tự nhiên thay vì trắng nõn. Chân giò trắng nõn nà có thể đã xử lý làm trắng.
Khi mua nên sờ tay vào thấy thịt đàn hồi, màu hồng tươi da sáng không tái không thâm, không quá trắng. Bạn hãy bóp thử phần thịt nếu đàn hồi tốt là chân giò mới, nếu không đàn hồi hoặc chảy nước là chân giò để lâu hoặc rã đông trong tủ lạnh.
Bạn cũng có thể gõ nhẹ vào phần xương, nghe “cạch cạch” là xương còn chắc, chân giò này chưa bị rã đông lâu.
Mách mẹo xử lý để chân giò không bị hôi
Phần móng giò tiếp xúc với chất bẩn trong chuồng nuôi nên chân giò không xử lý khéo có thể bị hôi. Để làm sạch chân giò, bạn cần cạo sạch lông. Nếu chân giò chưa trắng, màu da còn vàng ngà thì nên cạo sạch sau đó rửa dưới vòi nước chảy.
Tiếp theo là bạn dùng gừng, rượu trắng hoặc rượu nấu và muối để ngâm chân giò. Việc ngâm chân giò giúp chân giò sạch và thôi hết phần huyết thừa dính trong xương. Nếu có thời gian nên ngâm khoảng 1 tiếng để làm sạch.
Sau đó bạn có thể trụng chân giò lợn qua nước sôi để làm sạch, hoặc có thể thui/nướng để tạo mùi thơm tùy theo cách bạn chế biến món ăn.
Nếu làm món chân giò luộc mà muốn da giòn thì khi luộc xong hãy vớt và thả ngay vào nước đá lạnh.
Nếu muốn làm món giả cầy hoặc kho mà da giòn ngon thì nên thui/nướng cho cháy xem phần da.
Tác giả: Như Bình
-
Cách vệ sinh điều hoà tại nhà đơn giản, sạch bong, sáng bóng: Không cần tốn tiền gọi thợ
-
Rán chả bằng loại lá này vừa ngon, vừa bổ gấp 5 lần lá lốt: Vùng quê Việt Nam có rất nhiều
-
Thả nắm lá này vào luộc tôm: Con nào con nấy đỏ au chắc nịch, 10 con như 10
-
Vì sao nhân viên ngân hàng ít khi gửi tiền ở nơi mình làm việc: Biết lý do rồi bạn cũng muốn làm theo
-
Cục nóng điều hòa bị nắng mưa hắt vào có cần che chắn không? Thợ lâu năm hé lộ cho bạn biết