Nguyên nhân nào gây ra máu khi mang thai ba tháng đầu
Ngoài hiện tượng chảy máu do cấy ghép, hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Chảy máu màng
Khi thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong trong do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao. Hiện tượng này được xem là bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lớp niêm mạng bong bị tống ra ngoài sẽ gây chảy máu nâu nhạt, xuất hiện cùng chất nhầy.
Quá trình trứng được thụ tinh
Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và có thể kèm theo hiện tượng chảy máu nhẹ. Đây cũng chính là dấu hiệu có thai chính xác sớm nhất mẹ cần biết.
Mang thai ngoài tử cung
Ra máu khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Nếu thấy chảy máu kèm đau bụng dưới, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được siêu âm.
"Nhận diện" thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Tham khảo những dấu hiệu sau đây để không bỏ qua một "báo động" nào của cơ thể, bạn nhé!
Do nhiễm trùng
Vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Trường hợp này chảy máu thường kèm theo ngứa vùng kín hoặc đau rát khi đi tiểu. Mẹ bầu cần khám phụ khoa để được điều trị sớm
Sảy thai tự nhiên
Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy màu nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.
Tụ máu nhau thai
Thường xuất hiện ở các phụ nữ lớn tuổi mang thai, chảy máu nhau thai phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai nếu không được xử lý kịp thời. Hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai.
Cách xử lý và biện pháp phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai
Ngay khi phát hiện lượng máu nhỏ ở đáy quần lót, bầu cần:
Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít và loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).
Nếu có bất thường hoặc lo lắng, mẹ bầu nên đi khám để xử lý kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non, thai ngoài…
Khi thấy bị chảy máu, thường là dấu hiệu dọa sảy thai mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Mẹ bầu cần đi khám ngay nếu thấy ra máu kèm các triệu chứng: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.
Nên báo cho người thân biết tình trạng chảy máu để kịp thời đưa tới bệnh viện trong trường hợp thai phụ choáng, ngất.
Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc trong thai kỳ do các nguyên nhân bất thường, mẹ nên:
Khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
Cần có chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.
Tác giả: Nguyen Nhung
-
Chế độ ăn uống lành mạnh: Quy tắc 5 ít - 5 nhiều khi ăn để xua đuổi bệnh tật
-
9 bí quyết giúp con có sức đề kháng hoàn hảo
-
Đặc điểm chung của những người phụ nữ bị đàn ông phụ bạc
-
8 món ăn mẹ bầu tuyệt đối không thưởng thức vào buổi tối vì sẽ khiến thai nhi khóc thét, quẫy đạp suốt đêm
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa