RUNG LẮC có thể khiến trẻ bị LIỆT, MÙ, ĐIẾC.... cha mẹ nào vẫn làm để dỗ con thì ĐỌC NGAY

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ vẫn có thói quen tung lắc, xốc trẻ khi chơi đùa để con vui vẻ cười như nắc nẻ. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần dừng làm ngay việc nguy hiểm này vì chúng có thể để lại những di chứng nặng nề cho bé.

Tác hại của việc rung lắc trẻ

Tổn thương não

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Rung lắc khiến trẻ vui vẻ tạm thời nhưng kèm theo những chấn thương theo suốt cuộc đời của bé 

 Chấn thương đốt sống cổ

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi phần cổ khá mềm và dễ bị tổn thương. Bất kỳ di chuyển mạnh nào trong giai đoạn này cũng có thể làm bé bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu có khả năng kiểm soát và nâng đỡ phần đầu của mình. Tuy nhiên, những hoạt động như rung lắc, đung đưa hay tung hứng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ gãy gập cổ nếu mẹ không đỡ tay đúng vị trí.

Nguy cơ té ngã từ trên cao

Khi tung bé lên cao, bạn có nguy cơ không bắt kịp, dẫn đến trẻ rơi thẳng xuống đất. Tùy độ cao và bề mặt tiếp xúc, các chấn thương có thể xảy ra như: gãy xương, chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng… Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do bố mẹ không đỡ kịp thời.

Hội chứng trẻ bị rung lắc xảy ra khi bé bị lung lay, đung đưa quá nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ trẻ, mà có thể bị chấn thương suốt đời như mù, liệt, thậm chí tử vong. Trẻ em dưới 1 tuổi nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, tốt nhất tuyệt đối không rung lắc trẻ em dù bé ở độ…

Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn

Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu đầu trẻ va cham mạnh vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Khi đó, trẻ bị dừng lại đột ngột bởi một va chạm mạnh, hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ.

Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu trẻ bị chấn thương sau rung lắc

Điều đáng lo nhất là bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh do người lớn gây nên. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị “tra tấn” bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo, khiến trẻ bị tổn thương ngày càng nặng.

Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì. Do đó, bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động sau đây để kịp thời cứu trẻ.

Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ sẽ có những triệu chứng xuất hiện như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Cách phòng tránh hội chứng trẻ bị lắc

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.

Những lúc bạn quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay. Vì thế, bạn cần lưu ý kiềm chế và không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.

Tác giả:

Tin nên đọc