Nhiều chị em hay mắc phải những sai lầm khi phơi quần áo, không chỉ khiến quần áo kém bền mà còn tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc chúng.
Không vắt quần áo
Đúng là chỉ cần không vắt quần áo mà cứ mang đi phơi thì sau khi khô quần áo sẽ không bị nhăn nhúm. Thế nhưng, nếu bạn có thói quen này thì nên dừng lại ngay. Bởi quần áo ướt sũng sẽ rất lâu khô, thời gian khô càng lâu thì vi khuẩn, nấm mốc càng sinh sôi nhất là trong thời tiết nhiều mưa, thiếu nắng.
Do đó, tốt nhất là bạn nên vắt quần áo cho thật ráo nước để quần áo nhanh khô thì mới ít rước thêm vi khuẩn gây bệnh bạn nhé.
Phơi quần áo nơi quá nhiều bụi bẩn
Quần áo mới giặt, độ ẩm cao nên rất dễ bám bụi. Nếu bạn phơi quần áo ngay nơi xe cộ đông đúc qua lại hoặc nơi công trình đang thi công... thì khói bụi rất nhanh bám đầy trên quần áo.
Từ đó, quần áo sau khi khô không những có mùi khó chịu mà còn đầy rẫy bụi bẩn, vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi phơi quần áo, bạn nên chọn nơi ít có bụi bẩn thì mới an toàn cho sức khỏe bạn nhé.
Không phơi ngay sau khi giặt
Nhiều người sau khi giặt thường ngâm quần áo với nước xả vải rất lâu hoặc giặt xong có việc bận nên không phơi ngay được.
Tuy nhiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, chúng sẽ bám vào quần áo, gây hại cho da. Do đó, khi giặt đồ xong bạn nên phơi đồ ngay và nếu có ngâm quần áo với nước xả vải thì bạn chỉ nên ngâm khoảng 15-20 phút.
Phơi quần áo vào ban đêm
Chúng ta thường hay phơi quần áo vào ban đêm vì buổi tối là lúc mọi người tắm rửa thay đồ. Tuy nhiên độ ẩm không khí ban đêm khá thấp nên đây là thời gian thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên giặt và phơi quần áo vào ban ngày. Bởi chỉ cần phơi 1, 2 tiếng thì quần áo đã ráo nước, giúp hạn chế tối đa vi khuẩn tấn công gây bệnh. Bạn cũng không nên để quần áo quá lâu mới đi giặt sẽ khiến quần áo có mùi khó chịu, dễ nấm mốc và nhanh hỏng.
Phơi mặt trái quần áo
Nhiều bạn có thói quen phơi mặt trái quần áo để vải bền màu hơn. Tuy nhiên, cách phơi này lại khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ bám dính vào mặt trong quần áo, nơi tiếp xúc trực tiếp với da khi mặc vào.
Vì thế, muốn tốt cho sức khỏe thì bạn không nên lộn trái quần áo ra phơi. Nếu sợ quần áo phai màu thì bạn đừng phơi nắng quá lâu là được. Và khi lấy quần áo vào, bạn cũng nên giũ quần áo cho bay bớt bụi bẩn.
Phơi quần áo quá sát nhau
Phơi quần áo sát nhau hay quần áo bị cuộn lại, không được căng ra khi phơi (không dùng móc treo) cũng khiến cho chúng lâu khô hơn. Điều kiện ẩm ướt kéo dài chính là yếu tố có lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc gây hại trên quần áo phát triển.
Các bạn nên căng quần áo trên móc treo, dùng kẹp cố định để quần áo không bị gió thổi tung hoặc bay sát vào nhau. Với quần áo lót, chúng mình hãy sử dụng loại móc kẹp riêng để đồ lót nhanh khô và không bị ảnh hưởng tới độ co giãn…
Không phơi ra nắng
Ánh nắng, ngoài tác dụng làm quần áo nhanh khô, còn có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn trú ngụ trên quần áo của chúng ta. Quần áo không được phơi ngoài nắng trong thời gian dài thường rất dễ bị bốc mùi do các yếu tố gây bệnh đã trú ngụ và sinh sôi.
Bởi vậy, chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ (do điều kiện thời tiết, đi du lịch…), các bạn có thể sử dụng máy sấy để thay thế, còn lại, chúng ta hãy phơi quần áo dưới ánh nắng nhé!
Lưu ý:
- Không ngâm quần áo quá lâu: Ngâm quần áo quá lâu khiến cho quần áo của bạn phải tiếp xúc với những hóa chất cực kỳ độc hại. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng (giặt bằng tay) sẽ bị viêm da kích ứng như: đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da... Ngay cả khi đã xả nó với nước và sử dụng bao tay thì những hóa chất này vẫn có khả năng tồn tại trên thớ vải và "âm thầm" gây hại cho chúng ta.
- Thi thoảng "vệ sinh" dây phơi: Đối với những gia đình có quá nhiều quần áo, nhất là gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng mắc thường không được ưu tiên mà chị em thường phơi bằng cách vắt luôn lên dây. Vì thế, thi thoảng hãy lấy khăn lau dây phơi để chúng được sạch sẽ.
- Thêm muối vào nước để quần áo nhanh khô: Thời tiết quá lạnh, bạn nên nhớ thêm một chút ít muối vào nước cuối cùng trong khi giặt để quần áo được nhanh khô hơn. Tuy nhiên, chỉ nên thêm một chút thôi nhé.
Tác giả: Vũ Hồng Loan
-
Có dấu hiệu này thận của bạn đang trên đà hỏng rất nặng hãy chữa ngay kẻo cứu không kịp
-
Dùng ví kiểu này tiền thi nhau chui vào ví, đếm mỏi tay chẳng hết, mấy chốc mà giàu
-
Dùng lá tía tô làm kiểu này trong nhà bạn chẳng bao giờ có con muỗi nào
-
Mẹo hay và đơn giản nhất giúp chữa và khử mùi món ăn bị cháy, khét
-
Mối nguy hại khôn lường từ nước lau sàn nhà nếu bạn còn dùng sai lầm như thế này