Không vỗ lưng khi chăm trẻ sơ sinh
Thói quen của nhiều người là mỗi khi bé nấc thường tìm cách vỗ lưng để trẻ ợ hơi giúp giải phóng khí hiệu quả. Nhưng thực tế việc làm này cũng khiến bé dễ bị trào ngược dạ dày.
Đặc biệt, là sau khi con đã bú no, bạn hãy đặt bé lên vai trong 15-20 phút nhằm tránh hiện tượng nôn trớ.
Cho trẻ nằm trên mặt phẳng cứng
Theo các chuyên gia thì phần đầu của trẻ sơ sinh thường rất mềm. Nếu đặt bé nằm trên mặt phẳng cứng trong nhiều giờ, đầu bé có thể xuất hiện những đốm phẳng. Theo thời gian, tình trạng này dẫn đến hội chứng đầu bẹt ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Không thay tã thường xuyên
Đối với trẻ sơ sinh thường xuyên đi tiểu tiện nên các bà mẹ thường đống bỉm cho con. Tuy nhiên, để tiết kiêm chi phí nhiều bà mẹ đợi con tè hai ba lần mới thay tã. Hành động này sẽ khiến cho tã của bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu để quá lâu, tã bẩn có thể gây ra hăm, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ.
Chính vì vậy, để bế luôn thoải mái và ngăn ngừa những vấn đề không mong muốn, mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé.
Để quá nhiều người bế con
Khi nuôi trẻ sơ sinh bạn không nên cho quá nhiều người bế bé, dù trẻ nhỏ thường được người lướn yêu mến ai tới thăm cũng muốn bế bé cưng nựng, hôn má, hôn môi. Nhưng để đảm bảo sức khỏe của bé bạn nên đảm bảo sự tiếp xúc vật lý giữa con và những người khác được giữ ở mức tối thiểu.
Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch của trẻ khá yếu và dễ bị bệnh. Những việc như hôn, ôm ấp nên tránh vì có thể lây truyền các bệnh qua không khí.
Rung lắc em bé
Thói quen của nhiều người khi ru bé ngủ hoặc muốn bé nín khóc thường tìm cách rung lắc bé. Hành động này vẫn xảy ra trong thế giới hiện đại. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn thường áp dụng điều này để dỗ trẻ nín khóc hoặc ru ngủ. Chính thói quen rung lắc trẻ có thể gây ra một số tổn thương não nghiêm trọng vì hộp sọ của bé chưa được hình thành đầy đủ.
Tác giả: