Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé còi xương, chậm lớn, nhất là điều thứ 2 mẹ nào cũng mắc

( PHUNUTODAY ) - Những sai lầm khi cho bé dặm dưới đây khiến cho hệ tiêu hóa của bé trở nên quá tải ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi mẹ cho bé ăn dặm sớm do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt khi bé ăn dặm không tiêu hóa được hết giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Nhiều mẹ thường cho bé mới 4-5 tháng, mẹ đã cho con ăn dặm vì cho rằng bổ sung tinh bột sẽ mau lớn, dễ lên cân.

Khi mẹ cho bé ăn dặm sớm dễ dẫn đến những tác hại như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân khiến bé còi xương suy dinh dưỡng.

Cho con ăn dặm sớm

Bắt con ăn quá nhiều

Nhiều bà mẹ do muốn cho con lớn nhanh nên thường ép con mình ăn thật nhiều, và cho ăn quá nhiều chất đạm. Nhưng hành động này hoàn toàn sai bởi ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Khi mẹ bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, bé sẽ chán và sợ ăn khiến bé dễ bị còi xương chậm lớn.

Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Nhiều bà mẹ khi cho bé ăn dặm thường tìm cách nghiền mọi thức ăn thật nhỏ để bé ăn được dễ dàng và không bị hóc. Nhưng diều này khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán khi ăn.

Cho bé ăn nhiều đạm quá mức

Ngoài ra, thói quen ăn đồ nghiền nát khiến bé lười nhai, dịch vị dạ dày không tiết ra khiến bé không đói và không muốn ăn. Bên cạnh đó, khi mẹ nghiền thức ăn khiến món ăn trở nên khó ăn vì chúng mất đi mùi vị tự nhiên vốn có.

Tác giả:

Tin nên đọc