Sai lầm KINH ĐIỂN KHI ĂN LẨU khiến bạn rước bệnh vào thân, nhất là điều thứ 3 gần như ai cũng mắc

( PHUNUTODAY ) - 5 sai lầm dưới đây khi ăn lẩu nhiều người mắc phải khiến bạn dễ bị đau bụng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa bỏ ngay đi khi chưa muộn.

Ăn lẩu không chín kỹ

Lẩu là món ăn nóng sốt, tai tái là được bởi như vậy mới ngon, ngọt. Nhưng đồ ăn chưa chín có thể khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... Do đó, ngoài thịt bò thì tất cả các món còn bạn, bạn cần ăn khi chín thực sự.

Ăn lẩu thường xuyên

Lẩu cho dù có ngon đến mấy thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được. Bởi ăn lẩu quá nhiều sẽ có thể khiến bạn thường xuyên ăn phải đồ tái, tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi ăn quá lâu bởi việc ngồi ăn trong suốt thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá, dễ gây đau bụng, đi ngoài.

Người cao huyết áp dạ dày không nên ăn lẩu

Không thay nước lẩu

Nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể, nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Những người không nên ăn lẩu

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy.

Ăn lẩu nên thay nước lẩu

Kết hợp thực phẩm bừa bãi

Đa số chúng ta nghĩ lẩu là món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng lúc. Tuy nhiên, khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ: Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón. 

Tác giả:

Tin nên đọc