Sai lầm nhiều người mắc phải khi đi bộ thể dục, số 3 nhiều người Việt vẫn đua nhau làm

( PHUNUTODAY ) - Hãy chú ý đến những sai lầm nhiều người vẫn mắc phải này để bài tập đi bộ thực sự đem lại hiệu quả.

Tư thế đi bộ sai

Một trong những tư thế đi bộ nhiều người mắc phải chính là chúi người về trước hoặc ngửa ra phía sau quá nhiều, hoặc thu vai, khom lưng. Ở tư thế này, phổi của bạn sẽ bị "chèn ép", hơi thở trở nên ngắn, gấp gáp, dễ ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Cột sống của bạn cũng sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Lâu dần, hơi thở của bạn sẽ trở nên nông hơn, cảm giác không khí chưa vào đến phổi đã bị đẩy ra ngoài. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxi cho cơ thể.

Để việc đi bộ mang lại hiệu quả tốt nhất, tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều.

Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.

Đi bộ sau khi ăn no

Nếu sau khi ăn no, bạn đi bộ hoặc có những vận động khác, các cơ quan vận động sẽ giành giật lượng cung cấp huyết dịch với dạ dày và ruột, làm cho việc tiêu hoá thức ăn bị ảnh hưởng. Đi đường càng nhiều, đi càng nhanh, vận động càng mạnh mẽ thì ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá càng lớn. Nếu tình hình này xảy ra liên tục trong thời gian dài, bạn sẽ bị bệnh ở hệ thống tiêu hoá.

Đi bộ sau khi ăn càng nguy hiểm với người già. Ở họ, công năng của tim bị suy thoái, huyết quản đã xơ cứng, huyết quản, công năng điều tiết huyết áp giảm nên sau khi ăn dễ bị tụt huyết áp. Nếu người già vận động ngay sau ăn thì dễ xuất hiện hôn quyết (bỗng nhiên ngã ra, tay chân lạnh giá, mê man không biết gì) hoặc chóng mặt ngã lăn ra.

Đi nhanh rồi dừng đột ngột

Khi đi bộ nhanh rồi dừng đột ngột sẽ gây cảm giác đau và thậm chí chấn thương. Bạn nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ, đi chậm khi mới bắt đầu và khi kết thúc trong thời gian khoảng 5 phút.

5 phút khởi động bằng bài tập đi bộ chậm rãi sẽ làm tăng lượng máu truyền đến các cơ chân, đồng thời làm ấm cơ thể. Bạn cũng nên dành 5 phút cuối để đi chậm trước khi dừng lại, giúp cơ thể từ từ trở lại trạng thái bình thường.

Lưu ý quan trọng khi tập thể dục buổi sáng

Lưu ý tập thể dục buổi sáng số 1: Thời gian tập

Nên tập thể dục trong bao lâu và thời gian nào lý tưởng để bắt đầu tập thể dục buổi sáng? Một số người có thói quen dậy lúc nào tập thể dục luôn mà không có thời gian cụ thể. Nghiên cứu cho thấy, bạn nên bắt đầu các bài tập trước 6g sáng để cơ thể giải phóng năng lượng tốt nhất. Tùy vào hình thức tập luyện mà có thời gian tập khác nhau, trung bình sẽ là từ 30 – 45 phút. Bạn không nên tập luyện quá lâu, dễ bị mất sức và gia tăng khả năng gặp chấn thương như căng cơ, mệt mỏi, chán ăn..v.v…

Lưu ý khi tập thể dục buổi sáng số 2: Ăn uống

Sau 1 đêm ngủ dài, bạn sẽ bị đói bụng và cơ thể cần nạp thêm năng lượng, không nên tập thể dục với bụng rỗng không. Buổi sáng trước khi tập thể dục, bạn hãy lấp chỗ trống của dạ dày bằng cốc nước ấm pha chút mật ong, hoặc ly sinh tố không lạnh, sữa tách béo, sữa hạnh nhân..v.v.. Những đồ uống nhẹ này không làm bạn quá no, ì ạch bụng mà còn giúp bạn có 1 tinh thần thoải mái hơn khi tập luyện khi không bị cảm giác đói bụng khó chịu đeo bám.

Lưu ý khi tập thể dục buổi sáng số 3: Đồ uống cần tránh

Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn, có gas, cafe hay các thức uống có chất kích thích.. sẽ không tốt chút nào cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bạn. Hơn nữa, các chất tạo ngọt và các chất gây ức chế thần kinh sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn, nếu tập thể hình chúng còn tác động xấu đến việc hình thành các bó cơ. Nếu bạn có thói quen uống cafe buổi sáng nên để tạm gác lại sau khi đã tập thể dục xong nhé!

Tác giả:

Tin nên đọc