Nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen trong những ngày Tết thắp hương liên tục. Nhiều khi hương tắt lại châm tiếp với mong muốn lúc nào gian thờ cũng được ấm cúng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD), như vậy là không đúng. Trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, liên tục.
Theo ông Linh, chỉ thắp khi cúng dường như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới.
Thắp hương hay khấn liên tục là điều không tốt chỉ gây "phiền nhiễu" cho gia tiên, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Điều này đồng nghĩa việc "mời" gia tiên về "ăn đi ăn lại"", tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.
Theo các nhà tâm linh, mọi người chỉ nên thắp trước khi vào cúng và mỗi bát hương chỉ thắp một nén là đủ. Ngoài ra, có thể sử dụng hương vòng để duy trì sự cháy liên tục của hương trên bàn thờ trong những ngày tết hoặc ngày lễ giỗ.
Quy tắc bất di bất dịch khi thắp hương
- Chủ yếu sử dụng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên. Tránh dùng các loại hương làm từ chất hóa học, vừa tổn hại sức khỏe lại không biểu đạt được tấm lòng thành kính đối với thần linh, người đã khuất.
- Nơi có thể thắp hương: Hương có thể được dùng ở những nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, trai giới, thỉnh cầu... Còn trong gia đình, có thể dùng hương ở trên ban thờ, phòng khách... Nói chung là không hạn chế.
- Cách lưu trữ hương: Nên để hương ở nơi cố định, sạch sẽ và khô ráo. Khi mua, nên chọn những hộp hương có thể đậy kín. Không nên để hương chưa đốt trên ban thờ. Khi lấy hương cần phải nhẹ nhàng, thận trọng, tránh làm hương đổ, rơi vãi xuống đất.
- Khi thắp hương: Quần áo chỉnh tề, phong thái bản thân đoan chính, trang nghiêm. Đứng ở vị trị vừa phải, không quá gần mà cũng không quá xa bát hương. Cần giữ tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
Nếu châm hương có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa hay cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Tuyệt đối không được dùng miệng thổi tắt lửa.
- Tư thế cầm hương: Sau khi châm hương, nên cầm hương với tư thế taY trái ở bên ngoài còn tay phải ở bên trong. Sau đó để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ. Khấn lễ xong, dùng hai tay cắm hương vào bát. Nếu là lễ trước tượng Phật, thì cắm vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.
- Số lượng hương: Không cần thiết phải thắp quá nhiều hương. Mỗi bát chỉ dùng 1 nén là được, nếu bát mới, có thể thắp 3 nén.
- Lưu ý: Trước khi thắp hương, nên sắp xếp ổn thỏa mọi đồ lễ, vật phẩm. Tránh trường hợp đang khấn dở lại phải dừng lại để sắp lại đồ trên ban thờ. Ngoài ra, cần thường xuyên lau rửa những đồ vật hay tiếp xúc với hương như lư hay hộp hương.
Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, khấn cầu hoặc tụng niệm nhỏ và không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh. Khi cúng lễ hoàn tất, nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không nên dùng miệng thổi bay tàn hương đó.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Năm Dậu bày tượng GÀ “CHIÊU TÀI, ĐÓN LỘC” hóa sát thế nào mới ĐÚNG CHUẨN?
-
Mẹo vặt về cây gấc và quả gấc – không biết thì phí cả đời
-
Treo tranh chữ thập như thế nào để tránh vận đen, mang may mắn suốt năm 2017?
-
Mẹo để đồ trong nhà bếp chật, tiết kiệm diện tích cho nhà nhỏ (P.2)
-
Nhìn những đặc điểm này là biết đàn ông có khả năng phản bội, “đứng núi này trông núi nọ”