Khi tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT), người bệnh sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe... nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Liệu khi khám chữa bệnh dùng BHYT, người bệnh có thể chuyển tuyến bất cứ lúc nào cũng được?
Chuyển tuyến bảo hiểm y tế là gì?
Chuyển tuyến bảo hiểm y tế là việc chuyển người bệnh từ một cơ sở khám chữa bệnh (KCB) này sang một cơ sở KCB khác để tiếp tục điều trị. Chuyển tuyến có thể là từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ tuyến trên về tuyến dưới, hoặc giữa các cơ sở KCB cùng tuyến. Chuyển tuyến được thực hiện khi có lý do chuyên môn, kỹ thuật, hoặc do người bệnh yêu cầu. Chuyển tuyến có thể ảnh hưởng đến mức hưởng bảo hiểm y tế của người bệnh, tùy thuộc vào việc chuyển đúng hay vượt tuyến.
Phân tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Phân tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013. Theo đó, phân tuyến kỹ thuật đối với cơ sở KCB bảo BHYT như sau.
+ Tuyến 1: Tuyến trung ương bao gồm các cơ sở KCB:
- Bệnh viện hạng đặc biệt.
- Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế.
- Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.
+ Tuyến 2: Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các cơ sở KCB:
- Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế.
- Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
+ Tuyến 3: Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh.
- Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
+ Tuyến 4: Tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Phòng khám bác sĩ gia đình.
+ Tuyến 5: Các cơ sở KCB tư nhân phân tuyến chuyên môn kỹ thuật sẽ dựa trên các yếu tố sau: Năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở KCB tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB tư nhân.
Người bệnh có thể chuyển tuyến bất cứ lúc nào cũng được?
Người bệnh không thể chuyển tuyến bất kỳ lúc nào cũng được. Theo quy định của luật bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ chỉ được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý, tức là vào tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.
Bạn cần có giấy chuyển tuyến do cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cấp và thực hiện các thủ tục theo quy định. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chuyển tuyến trong các trường hợp cấp cứu, bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc khi đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác.
Có 3 hình thức chuyển tuyến khám chữa bệnh:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên.
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Người dân khi tham gia BHYT sẽ được hưởng 5 quyền lợi này, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi
-
Năm 2024: 6 trường hợp phải đi đổi lại BHYT, không có giá trị sử dụng càng giữ lại càng thiệt thòi
-
Từ nay: 4 trường hợp này bị thu hồi thẻ BHYT, càng cố giữ lại bị xử phạt lên tới 5 triệu đồng
-
Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục người dân được hưởng quyền lợi đặc biệt chưa từng có
-
Công ty không đóng BHYT, có phải thanh toán chi phí khám bệnh cho người lao động?