Sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, bên mua hay bên bán chịu khoản tiền này?

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân băn khoăn, để biết thêm chi tiết bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Đất đai là loại tài sản đặc thù, thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước ghi nhận quyền của người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình trong quá trình sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thừa kế,…

Trong thủ tục hành chính về đất đai, thủ tục sang tên sổ đỏ chính là bước đánh dấu cho việc chuyển quyền sử dụng của người sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khác.

Vậy, khi thực hiện thủ tục này, người có yêu cầu phải có nghĩa vụ đóng các loại phí, thuế như thế nào?

Thủ tục sang tên sổ đỏ được thực hiện ra sao?

Quy định về các thủ tục hành chính về đất đai:Thứ nhất, theo quy định tại Điều 195 Luật đất đai năm 2013, các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

– Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

– Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

– Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;

– Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;

– Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;

– Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.Thứ hai, để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất người sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 như sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai năm 2013

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai năm 2013

– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo quy định tại Điều 196 Luật đất đai năm 2013, thủ tục hành chính về đất đai phải được công khai với các nội dung sau đây:

Tác giả: Min Min