Dự kiến sáp nhập tỉnh, thành phố, cả nước chỉ còn 34 tỉnh thành
Dự kiến, trong đợt sáp nhập tỉnh, thành phố tới đây ở nước có, có 52 địa phương sẽ tiến hành sáp nhập còn 23 tỉnh, thành. Chỉ có Hà Nội, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là 11 tỉnh, thành được giữ nguyên trạng. Nếu phương án sáp nhập này được thông qua, cả nước sẽ còn 34 đơn vị, trong đó có 6 thành phố trực thuộc Trung ưng và 28 tỉnh.
Sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố: Sổ đỏ cũ còn hiệu lực không? Có cần làm lại sổ đỏ không?
Liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường được người dân quen gọi với cái tên là sổ đỏ, sổ hồng), mới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
- Về sổ đỏ đã cấp qua các thời kỳ
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp qua các thời kỳ, không bắt buộc phải làm lại đồng loạt. Người dân có nhu cầu chỉnh lý thì có thể thực hiện trong khi làm các thủ tục hành chính về đất đai như đăng ký đất đai, chuyển nhượng đất đai...
Áp dụng quy định tại Thông tư 10/2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với việc thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên sổ đỏ. Lưu ý, người dân cần làm thủ tục cấp mới sổ đỏ để bổ sung thông tin theo hướng dẫn của Nghị định 101/2024 trong trường hợp sổ đỏ không còn dòng trống để xác nhận thông tin thay đổi.
- Về tờ bản đồ địa chính
Thông tin trong tờ bản đồ địa chính: tên gọi gồm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp xã, phường, thị trấn sau khi sắp xếp; số hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự trong phạm vi cấp xã. Ngoài ra, ở ngoài khung bản đồ sẽ có ghi chú thông tin cấp xã trước khi sắp xếp các đơn vị hành chính. Việc này dùng để phục vụ mục đích tra cứu.
Cần chỉnh lý trên bản đồ địa chính cho phù hợp với các yếu tố trình bày ngoài khung bản đồ (tên tỉnh, xã), mốc địa giới và đường địa giới, các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, ghi chú thuyết minh... nếu có.
Bên cạnh đó, cần xem xét sử dụng một kinh tuyến trục phù hợp với những thửa đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi hợp nhất đang sử dụng các kinh tuyến trục khác nhau.
- Về cơ sở dữ liệu đất đai
Sau khi sáp nhập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai từ phần mềm khác sang một phần mềm thống nhất. Việc này sẽ do UBND cấp tỉnh sau sáp nhập chỉ đạo Sở Nông nghiệp và môi trường thực hiện. Mục đích nhằm cập nhất, liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai.
Nhiệm vụ rà soát, thống kêdanh mục hồ sơ địa chính và các loại sổ sách, tài liệu dạng giấy lưu trữ qua các giai đoạn được giao cho UBND cấp tỉnh, thành phố. Công tác này nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc bàn giao cho đơn vị hành chính mới, tránh thất lạc, tiềm ẩn rủi ro cho việc quản lý.
Bên cạnh đó, cần thực hiện việc bàn giao sổ cấp giấy chứng nhận đã lập khi cấp sổ đỏ lần đầu cho chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính để lưu trữ.
Như vậy, sau khi tiến hành sáp nhập tỉnh, thành phố, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp. Tuy nhiên, trường hợp có nhau cầu vẫn có thể thực hiện việc xác nhận thay đổi thông tin.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Tin vui: Hơn 3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5
-
Hành vi bị cấm khi dùng thẻ BHYT, mức phạt năm 2025 có thể lên tới 5 triệu đồng
-
Từ nay tới 1/1/2026: 4 trường hợp bắt buộc phải đi đổi CCCD sang căn cước mới, nếu không sẽ bị phạt nặng?
-
Giá vàng 21/4: Tiếp tục "phi mã" vượt đỉnh, chuyên gia dự báo điều gì?
-
Sau khi sáp nhập tỉnh thành, người dân buộc phải đổi CCCD sang Căn cước đúng không?