Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm nCoV bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất, theo Verywell Health.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) khuyến cáo mọi người hãy xét nghiêm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm nCoV. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian này là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, theo CDC Mỹ.
Sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện, các chuyên gia cho biết.
Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.
Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng, theo theo Verywell Health.
Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.
Khi nCoV vẫn còn là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác. Khi mọi người tụ tập với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo những người có mặt cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được thoáng mát.
12 dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế
Ngày 1/12, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5525/QĐ-BYT kèm hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 3646 ban hành ngày 31/7.
12 dấu hiệu nhiễm nCoV bao gồm:
- Ho;
- Sốt (trên 37,5 độ C);
- Đau đầu;
- Đau họng, rát họng;
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi;
- Khó thở;
- Đau ngực, tức ngực;
- Đau mỏi người, đau cơ;
- Mất vị giác;
- Mất khứu giác;
- Đau bụng, buồn nôn;
- Tiêu chảy.
Bên cạnh đó, Bộ cũng hướng dẫn 5 dấu hiệu của người mắc Covid-19 trong tình trạng cấp cứu gồm:
- Rối loạn ý thức;
- Khó thở, thở nhanh >25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%;
- Nhịp tim nhanh >120 nhịp/phút;
- Huyết áp tụt, huyết áp tối đa <90 mmHg
- Huyết áp tối thiểu <60 mmHg.
- Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phụ nữ có chu kỳ 3 ngày và 7 ngày: Người nào nội tiết dồi dào, tình trạng sức khỏe tốt hơn?
-
Nếu muốn giảm cân: Tránh xa 4 loại trái cây, nên ăn 4 loại thực phẩm thay thế cơm trắng
-
Vợ chồng cãi nhau, người chồng tức ngực, khó thở rồi ngã quỵ: 4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống cần lưu ý
-
3 loại gia vị trong bếp "cao thủ" hại gan, gây trọng bệnh: Cần loại bỏ trước khi quá muộn
-
2 điểm bất thường xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh tiểu đường: Tuyệt đối đừng chủ quan