Khái niệm bảo hiểm y tế
Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 20080 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao
động là người Việt Nam. Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn (khoảng 2/3)
Từ tháng 7/2023 ai tham gia BHYT được hưởng quyền lợi gì?
Bảo hiểm y tế là 1 trong những chính sách an sinh xã hội nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe người dân khi đăng ký tham gia. Bên cạnh việc người dân có thể tham gia tự nguyện, theo quy định một số nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT cụ thể.
Ngày 22/6, Bảo hiểm xã hội TPHCM cho biết đã có công văn gửi đến các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố về việc thống nhất thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT khi áp dụng mức lương cơ sở mới (1,8 triệu đồng) từ ngày 1/7.
Theo đó, người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 270.000 đồng (tương đương 15% mức lương cơ sở) thì không phải thực hiện cùng chi trả.
Thứ 2, mức chi trả tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn của một số đối tượng theo quy định là 81 triệu đồng (tương đương 45 tháng lương cơ sở).
Thứ 3, mức cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở là 10.800.000 đồng.
Nếu người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn mức trên sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Theo hướng dẫn của BHXH TPHCM, các quy định trên được thực hiện từ ngày 1/7, kể cả trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày 1/7 nhưng ra viện từ ngày 1/7.
Tác giả: Min Min
-
Người đàn ông có tên dễ gây hiểu nhầm nhất Việt Nam: Thiệt thòi đủ đường, đi viện cũng không yên
-
4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng năm 2023 theo quy định mới
-
Tạm đóng cửa 3 sân bay để tránh bão số 1
-
Bão số 1 là 'cơn bão mạnh trong những năm gần đây', giật cấp 15, tiến gần Quảng Ninh
-
Tháng 7 trở đi: Ai có thẻ BHYT 5 năm liên tục cần đảm bảo yêu cầu này mới được hưởng đủ quyền lợi