Hiện nay, phần đông công dân Việt Nam đều sở hữu thẻ Căn cước công dân (CCCD). Bạn có biết số Căn cước công dân dùng để làm gì và có ý nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Số Căn cước công dân dùng để làm gì?
Hiện nay, phần lớn người dân cả từ đủ 14 tuổi trở lên đều có thẻ Căn cước công dân. Sau đây là một số công dụng chính của dãy số này:
+ Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hiện nay, số Căn cước công dân chính là mã số định danh cá nhân và được Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong các Cơ sở dữ liệu Quốc gia.
Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.
+ Xác nhận thông tin về nhân thân trong các giao dịch, thủ tục
Để xác nhận nhân thân, hầu hết giao dịch, thủ tục hành chính, hợp đồng…mỗi người đều yêu cầu cung cấp số Căn cước công dân. Việc cung cấp số Căn cước công dân nhằm khẳng định một người đã tham gia giao dịch, hợp đồng hay thủ tục hành chính.
+ Sẽ thay cho mã số thuế cá nhân, giấy tờ khi mua bán nhà ở
Theo khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế năm 2019, khi mã định danh cá nhân/số Căn cước công dân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế.
Như vậy, khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được vận hành thì người dân có thể sử dụng số Căn cước công dân thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi thủ tục về nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, số thẻ Căn cước công dân có cấu trúc là dãy số tự nhiên gồm 12 số:
- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
- 1 số là mã thế kỷ sinh và giới tính
- 2 số là mã năm sinh của công dân
- 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Trong đó, Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn cụ thể:
- Mã tỉnh, thành phố; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh là các số từ 001 - 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Hải Phòng có mã 031, Đà Nẵng có mã 048, TP. Hồ Chí Minh có mã 079…
- Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó:
· Thế kỷ 20 (sinh từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
· Thế kỷ 21 (sinh từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
· Thế kỷ 22 (sinh từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
· Thế kỷ 23 (sinh từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
· Thế kỷ 24 (sinh từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Ví dụ: Số căn cước công dân 066199123456 có nghĩa như sau:
- 066 là mã tỉnh Đắk Lắk
- 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20
- 99 thể hiện công dân sinh năm 1999
- 123456 là dãy số ngẫu nhiên.
Tác giả: Vũ Thêm
-
10 trường hợp này nhất định phải đổi CCCD gắn trong năm 2024: Càng cố giữ lại càng bị phạt nặng
-
Đã đổi Căn cước công dân mới nhưng vẫn dùng Chứng minh nhân dân cũ có bị phạt không?
-
Kể từ 1/7/2024: Phạt nặng 7 trường hợp sau nếu không đi đổi CCCD, ai cũng cần biết
-
Kể từ nay, người dân khám bệnh bằng thẻ BHYT được hưởng quyền lợi đặc biệt này, chưa từng có
-
3 quy định mới ngay sau khi CMND bị "khai tử" 2025 người dân cần năm rõ