Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ tích được đại đức, phú quý muôn đời; Nhưng nếu dùng nó để làm việc xấu, từ đó tổn hại âm đức, mệnh đoản, mà gia tộc cũng có thể tiêu vong. Cho nên, có người đã so sánh cây bút của văn nhân và y thuật của thầy thuốc, thiện dùng thì có thể cứu người, ác ý thì có thể giết người. Mà giết người thì phải đền mạng, đây là Thiên lý, cho nên những người mệnh yểu là có liên quan tới những việc xấu đã làm trong quá khứ.
Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành. Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì. Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có Tội hoặc Phúc.
Những việc tạo phúc là sẵn sàng cứu giúp, bảo vệ con người khi họ gặp nguy hiểm, bố thí, giúp người trong cơn nguy khó, nói điều hay lẽ phải đem lại niềm vui, hòa thuận, đoàn kết cho mọi người, từ bi, nhẫn nhục...
Những người theo Phật tin rằng, phúc báo là điểm mấu chốt để vượt qua tất cả những khó khăn và bất an trong cuộc đời. Người ít phúc khí thì gặp chuyện nhỏ cũng bi thương, sầu não, tuyệt vọng, oán hận mà sinh ra bất an. Người nhiều phúc khí thì mạnh mẽ, tự tin, vững vàng trước sóng gió.
Phúc báo giống như biển rộng, bất an giống như sông nhỏ, có biển rộng thì sông nhỏ phải lui, sông ra biển thì lại thành biển. Nên trăm ngàn bất an không bằng một chút phúc. Có phúc hộ thân, tìm thấy thanh thản là chuyện hết sức giản đơn.
Muốn hết bất an, muốn được thanh thản, phương pháp tốt nhất chính là tạo phúc, tự mình gia tăng phúc khí của bản thân. Mà Phật dạy, hành thiện tích phúc, nghiệp lành đời đời. Chăm làm điều thiện, tránh xa điều ác thì không cầu phúc cũng tự đến.
Ra đường gặp người thì hòa nhã, gặp vật thì nhân ái, gặp khó khăn thì giúp đỡ theo sức mình, gặp hoạn nạn thì hết lòng trợ giúp. Người thiện là hành thiện từ tâm, hành thiện không phải được báo đáp mà hành thiện vì bản thân thấy nên làm và cần làm như vậy.
Đó là sự hành thiện một cách tự chủ, tự giác và tự nhiên, không cầu được phúc báo nhưng lại nhận được phúc khí tốt lành. Ấy chính là nhân quả nhà Phật, không cần cưỡng cầu cũng tự đến.
Có câu chuyện sau:
Thành hay bại đều từ Đức mà nên
Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Qủy Cốc Tử, tài học đều là liên quan binh pháp. Có một lần khi Bàng Quyên xuống núi lấy nước, nghe nói Ngụy quốc chiêu mộ người tài, ban thưởng rất nhiều vàng bạc, Bàng Quyên liền động tâm, muốn đến nước Ngụy làm quan. Trong lòng ông vừa mới nghĩ chưa kịp nói, Qủy Cốc Tử minh bạch rõ ràng.
Qủy Cốc Tử liền nói: “Con đi hái một bông hoa về đây cho ta”. Bàng Quyên không biết rõ là chuyện gì, liền đi hái một bông hoa nhỏ cho Qủy Cốc Tử. Khi vừa nhìn thấy hoa, Qủy Cốc Tử liền nói: “Mã Đâu Linh, loài hoa này mỗi lần nở là nở 12 bông, tương ứng con có được 12 năm tận hưởng phú quý. Bông hoa này con hái ở Quỷ Cốc, ‘Kiến nhật nhi uy’ khi gặp mặt trời liền khô héo. Chữ ‘quỷ’ thêm một chữ ‘uy’ bên cạnh sẽ thành chữ ‘ngụy’, chữ ngụy của Ngụy quốc, con xuất sơn nhất định sẽ đến ngụy quốc làm quan”. Qủy Cốc Tử đã tính vô cùng chuẩn xác, sau này Bàng Quyên đúng là tới làm quan ở Ngụy quốc!
Lúc chia tay, Qủy Cốc Tử nói với Bàng Quyên: “Cuộc đời của con không được phép lừa gạt hại người. Nếu như con lừa gạt người khác, sau này sẽ nhất định sẽ bị người khác hãm hại lại”. Qủy Cốc Tử tặng cho Bàng Quyên 8 chữ “Gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì hỏng”. Sau này Bàng không nghe lời thầy, hãm hại Tôn Tẫn, kết quả lại bị Tôn Tẫn lập mưu bắn tên mà chết.
Cũng như vậy, vận mệnh của Vương Hi Phượng trong Hồng Lâu Mộng luôn khiến cho người ta đau lòng tiếc nuối. Tuy xinh đẹp giỏi giang, nhưng Hy Phượng lại là người phụ nữ đanh đá, chanh chua, cay nghiệt và độc ác. Là người nắm tất cả quyền hành trong phủ Vinh, Phượng Thư ngày ngày cai quản mọi việc vô cùng khéo léo, thông thạo, có thể quán xuyến công việc nhà cửa nên được Giả mẫu hay Vương phu nhân rất quý mến, nhưng lại bị người dưới e ngại, có khi thù ghét. Tuy không biết đọc sách ngâm thơ nhưng nàng lại có đầu óc thông minh sắc sảo, giỏi tính toán, xứng đáng vào bậc nữ lưu hào kiệt trong phủ, nam nhân không thể sánh được. Phượng Thư thông minh nhưng hay phải dụng nhiều tâm cơ, sau cùng cơ nghiệp trong phủ ngày một lụn bại. Cuối cùng bệnh tật rồi chết, thọ khoảng 30, 31 tuổi.
Cổ xưa, các bậc cao nhân chọn đồ đệ đều rất coi trọng đức. Bởi vì một người khi có bản sự to lớn, có đức sẽ hành thiện, không có đức sẽ làm điều ác, vì người hay vì mình, đều ảnh hưởng không nhỏ.
Văn nhân tích thiện, võ giả trọng đức, phương vị chính đạo. Vận mênh đại sự , không thể không cẩn thận.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Lạc bước vào những cánh đồng cỏ lau ngút ngàn trong gió ở Hà Nội
-
4 Cặp đôi sinh vào tháng này rất dễ lỡ dở tình duyên
-
Biết Võ Tắc Thiên sẽ cướp ngôi đoạt vị nhưng vì sao Đường Thái Tông không diệt trừ hậu họa?
-
Mục đích việc “bán khoán” con vào chùa và có ý nghĩa gì?
-
Phụ nữ chớ để tuột mất người đàn ông có tướng mạo “chồng vàng 10” này