Đặc điểm của cây hoa Trạng Nguyên
Cây Trạng Nguyên có tên khoa học là Poinsettia pulcherrima thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae xuất xứ từ châu Phi, Trung Mỹ và miền nam Mexico.
Ở nước ta, cây Trạng Nguyên được trồng nhiều ở các tỉnh thành, chủ yếu dạng bonsai, làm kiểng, tiểu cảnh.
Cây Trạng Nguyên có đặc điểm nổi bật là lá phía trên có màu đỏ và sau đó chuyển dần sang xanh. Nhiều người lầm tưởng đó là hoa của cây này nhưng thực ra đó là lá của cây lúc non và sẽ chuyển dần sang màu xanh khi lá trưởng thành.
Cây Trạng Nguyên thuộc giống cây mọc bụi, thân gỗ, sống lâu năm và có chiều cao từ 0,6 đến 4m. Nó có lá màu xanh đậm, hình mũi mác hơi thuôn đầu và nhọn đầu. Có 2 – 3 thuỳ ở bên cạnh, còn mặt dưới có nhiều lông.
Hoa Trạng Nguyên thì có màu đỏ chót xếp thành hình tròn. Thật ra hoa của cây Trạng Nguyên có kích thước nhỏ, nó có màu vàng nhưng được bao lại bởi những chiếc lá màu đỏ trên cùng, xếp dần là lá màu xanh đậm hoặc vàng ở phía dưới.
Sự tích về hoa Trạng Nguyên trong thi cử
Trong dân gian Việt Nam, chuyện xưa kể rằng:
Trong một kỳ thi Trạng Nguyên trọng đại được triều đình tổ chức mỗi năm một lần để tìm ra người tài. Có một cậu học trò trên đường đi thi thấy, một cây xanh mọc một mình bên đường. Cậu thấy lạ và cũng đem lòng thích thú liền mang cây đi theo bên mình lên kinh dự thi.
Sau những ngày thi cử vất vả cậu lại đem cây theo mình và trở về quê. Sau đó ít lâu cậu được tin báo là đã đỗ trạng nguyên. Và loài cây cậu học trò nhỏ đem theo bên mình nay đã chuyển sang một màu đỏ rực ở phía trên, như có ngụ ý là chúc mừng sự thành công và đỗ đạt của cậu. Từ đó cây cũng được đặt cái tên là cây Trạng Nguyên.
Ngày nay, trong mùa giáng sinh, tết dương lịch, người Việt Nam thường chưng cây Trạng Nguyên trong nhà. Biểu tượng cho một năm mới nhiều niềm vui, may mắn, nhất là con cái học hành đỗ đạt.
Cây hoa Trạng Nguyên được xem là loài cây giúp việc học tập thành tài. Cái tên Trạng Nguyên của nó được đặt bởi trong dân gian, đã từng có một cậu học trò lên kinh ứng thí, nhặt ven đường một loài cây hoa lạ, khi trúng cử thì hoa của cây chuyển sang màu đỏ như chúc mừng cậu thi đỗ.
Mà ngày xưa thi cử thì màu đỏ thường tượng trưng cho Trạng Nguyên, vị trí đứng đầu trong “Tam Nguyên” thời phong kiến nên người ta đặt cho nó cái tên Trạng Nguyên. Từ đó, loài cây này được như quà tặng cho các sĩ tử như một lời chúc thi cử suôn sẻ, may mắn và đỗ đạt.
Cây Trạng Nguyên có ý nghĩa phong thủy như thế nào?
Ngoài vẻ đẹp ra, cây Trạng Nguyên được lựa chọn nhiều bởi nó chất chứa nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Màu sắc tươi tắn của nó như báo hiệu tài lộc, nên nó được ví là một cây cảnh mang lại may mắn, đem lại hỉ sự cho gia chủ.
Cây có thể xua đuổi tà khí, vận xuy thay vào đó là mang đến vận khí tốt giúp gia chủ ước nguyện thành công.
Đặc biệt loài cây này còn thể hiện cho sự bình an, sự gắn kết yêu thương nhau giữa các thành viên gia đình. Sắc đỏ nồng nàn của lá tượng trưng cho sự cháy bỏng trong tình yêu.
Thêm vào đó, cây Trạng Nguyên nó còn được xem là loài cây giúp việc học tập thành tài, đúng như tên gọi - Trạng Nguyên. Vì thế, loài cây này được như quà tặng cho các sĩ tử như một lời chúc thi cử suôn sẻ, may mắn và đỗ đạt.
Việc cây Trạng Nguyên hợp nhất với tuổi nào là mối bận tâm của rất nhiều người đang có ý định trồng loại cây này.
Người tuổi nào hợp trồng cây hoa Trạng Nguyên?
Theo phong thủy về cây cối, người tuổi Ngọ trồng cây Trạng Nguyên sẽ mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất.
Người mệnh Hỏa, tuổi Ngọ nên trồng cho mình một cây Trạng Nguyên để hóa giải những tổn thất trong công việc, cuộc sống và hóa giải những tính cách chưa tốt của bản thân.
Khi người tuổi Ngọ đặt loại cây này trên bàn làm việc, trong không gian sống, cây sẽ giúp cho tài vận hanh thông, có nhiều cơ hội trong công việc, dễ thăng tiến và kiểm soát tính cách của bản thân tốt.
Do màu đỏ của cây kết hợp màu xanh đậm của lá cây, biểu hiện của mệnh Hỏa, Thổ và Mộc. Trong thuyết ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì vậy cây Trạng Nguyên cực hợp cho người có mệnh và tuổi thuộc mệnh Hỏa cùng mệnh Thổ.
Ý nghĩa của cây trạng nguyên trong đời sống
Cây Trạng Nguyên có nhiều công dụng trong đời sống, có thể kể đến làm cây kiểng giúp trang trí ngôi nhà trở nên xinh đẹp và màu sắc hơn trong các dịp lễ như Tết hay giáng sinh. Ngoài ra, cây còn giúp đào thải khói bụi trong không khí giúp không gian sống vừa được tô điểm, sinh động mà còn trong lành hơn bao giờ hết.
Bên cạnh làm đẹp cho không gian sống, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Theo Đông y, cây Trạng Nguyên có vị đắng, chát, tính mát và có ít độc. Nó có tác dụng điều kinh chỉ huyết, tiếp cốt tiêu thũng, chữa đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết và gãy xương. Ngoài ra, nó còn trị cả các trường hợp bị rắn rết cắn, các vết đứt và đau đường ruột mạn tính.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Dương Ngọc
-
Trong phòng khách nhất định nên trồng 1 cây này để mang lại vượng khí, phát tài, niềm vui và sự mãn nguyện
-
Nhà giàu thường trồng 4 cây cảnh này để chiêu tài vượng lộc, gia đình sum vầy vui vẻ, hạnh phúc
-
4 cây cảnh thường trồng trong vườn, nhưng lại cực tốt để làm thuốc
-
"Trước trồng táo, sau trồng mai, Đông trồng lựu, Tây trồng hồng". Trong nhà trồng 4 cây này thì phú quý, thịnh vượng mãi
-
Lan cẩm cù - loài cây cả lá và hoa đẹp như ngọc, loại cây phong thủy nhiều tài lộc, xua đuổi vận xui