Không phải ai cũng có thể uống trà lá sen đâu bạn nhé! |
Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng cho biết, trong Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá sen uống không đúng cách sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tác dụng phụ khi uống nước lá sen
- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
- Người bị viêm gan nhiễm mỡ và đồng thời tăng mỡ máu thì hai thứ cần tránh xa là rượu bia và thuốc lá, vì độc chất trong hai món này phá hoại nhu mô gan, khiến việc điều trị không hiệu quả.
>Loại hạt "kỳ diệu" là "khắc tinh" của nhiều bệnh tật (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Đậu xanh là một trong những loại hạt có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Bạn nên bổ sung thường xuyên vào bữa ăn trong gia đình. |
Tác giả: Tran Mai