Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm có chứa carb tốt, có thể duy trì năng lượng của cơ thể đồng thời có chỉ số đường huyết thấp. Nó cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch, củng cố sức khỏe. Khoai lang giàu chất xơ, nhiều protein thực vật, không chứa cholesterol, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong chể. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Ăn khoai lang giúp giảm cân
Khoai lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ còn có khả năng hút nước, tăng cảm giác no, ngăn ngừa tích tụ chất béo trong cơ thể.
So với cơm, khoai lang chứa ít tinh bột hơn. Với cùng một trọng lượng, khoai lang chỉ chứa lượng tinh bột bằng khoảng 1/2 lượng tinh bột trong cơm trắng và 1/3 lượng tinh bột trong khoai tây.
Ngoài ra, khoai lang có chỉ số đường huyết thấp do cung cấp loại carbs phức tạp và nhiều chất xơ. Điều này giúp hệ làm chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng của hệ tiêu hóa, giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất insulin bình thường trong cơ thể.
Theo một số nghiên cứu, việc ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có tác dụng trong việc tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn.
Tác dụng phụ khi sử dụng khoai lang thay cơm trong thời gian dài
Ăn khoai lang thay cơm có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số vấn đề đối với sức khỏe. Mặc dù khoai lang là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nhưng nó vẫn chứa một lượng đường nhất định, đặc biệt là các loại khoai mật. Ăn khoai lang thay cơm trong thời gian dài vẫn làm tích tụ đường trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều chứng bệnh và làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, người bị bệnh thận ăn nhiều khoai lang có nguy cơ mắc thêm bệnh tim mạch do khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, nhất là kali. Thận hoạt động không tốt sẽ không thể loại bỏ kali dư thừa ra khỏi cơ thể. Tình trạng dư kali sẽ gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim, yếu tim...
Trong khi đó, người có hệ tiêu hóa không tốt cũng nên hạn chế ăn khoai lang vì loại thực phẩm này có thể gây ra vấn đề đầy hơi, trướng bụng, tăng tiết dịch vị dạ dày, gây nóng ruột, ợ chua.
Lưu ý khi ăn khoai lang để giảm cân
Để giảm cân, bạn nên chọn ăn khoai lang tươi. Khoai lang càng để lâu càng ngọt nhưng tinh bột trong khoai sẽ chuyển hóa thành đường và gây ra nguy cơ tăng cân.
Nên ăn khoai lang trắng nếu muốn giảm cân. Cách chế biến phù hợp nhất đối với khoai lang trong chế độ ăn uống giảm cân là hấp hoặc luộc.
Nên ăn khoai lang vào bữa trưa. Hạn chế ăn khoai lang vào bữa tối vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, mất ngủ... đối với người tiêu hóa kém.
Trong giai đoạn ăn kiêng, có thể thay cơm bằng khoai lang nhưng vẫn phải bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, rau quả tươi.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tay chân nổi gân xanh có phải dấu hiệu cơ thể mắc bệnh không?
-
Đẹp hơn, khỏe hơn mỗi ngày chỉ với 1-2 tách cà phê, phụ nữ hiện đại không nên bỏ qua
-
4 thực phẩm màu đen cực kỳ tốt cho sức khỏe: Đặc biệt loại thứ 2
-
Tại sao phải ngâm các loại hạt trước khi ăn? Có phải chỉ vì muốn chúng nở to, nấu nhanh chín không?
-
3 loại nước uống buổi tối giúp an thần ngủ ngon: Ai không biết quá đáng tiếc