Chúng ta hàng ngày thường dễ gặp món ăn từ các loại hạt như các loại hạt đậu, hạt làm sữa, từ gạo... Theo kinh nghiệm dân gian trước khi nấu nên ngâm các loại hạt này. Có người cho rằng ngâm để hạt khô nở ra khi nấu sẽ nhanh chín. Thực chất không phải vậy. Ngâm các loại hạt trước khi chế biến còn là một phương pháp an toàn cho sức khỏe:
4 lý do bạn nên ngâm hạt:
Ngâm hạt loại bỏ thành phần bất lợi của hạt
Trong các loại hạt có một chất axit phytic giúp ngăn ngừa nẩy mầm của hạt, khi gặp nước, chất này được giải phóng thì hạt mới nảy mầm. Đây là cơ chế chống nẩy mầm vô tội vạ của hạt, giúp giữ hạt giống. Nhưng chất này kìm chế tiêu hóa. Do đó để an toàn cho tiêu hóa và sức khỏe thì cần ngâm hạt tới ngưỡng nảy mầm. Mỗi loại hạt có ngưỡng nẩy mầm khác nhau nên thời gian ngâm khác nhau. Nếu ăn hạt chưa ngâm, axit phytic liên kết với các khoáng chất trong đường tiêu hóa và không thể được hấp thụ trong ruột và với nhiều khoáng chất liên kết có thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất. Bằng cách ngâm, sẽ phá vỡ axit phytic để nó có thể được hấp thụ đúng cách.
Tăng cường dinh dưỡng
Các loại hạt thường rất giàu dinh dưỡng gồm vitamin, khoáng chất... Khi ngâm nước tức là giảm nhiệt năng (nhiệt), loại bỏ axit phytic / tannin giúp chúng ta dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng đồng thời sẽ kích hoạt tiềm năng đầy đủ chất dinh dưỡng của thực phẩm. Do đó khi ngâm hạt xong mới chế biến sẽ giúp chúng ta dùng chúng hiệu quả hơn, tốt hơn.
Giúp giảm thời gian nấu, nấu nhanh hơn
Sau khi ngâm, hạt nở ra đặc biệt nhiều hạt cứng rất cần nở mới có thể nấu chín. Do đó ngâm hạt là một kỹ thuật để nấu nướng cho nhanh, tiết kiệm nhiên liệu nấu.
Tăng hương vị món ăn
Ngâm hạt giúp chúng mềm ra nên khi xay hoặc nấu chín thì kết cấu món ăn tốt hơn và hương vị của chúng ngon hơn. Đặc biệt nếu muốn xay làm sữa, thì việc ngâm vô cùng cần thiết vì chúng liên quan tới kết cấu của sữa. Các loại ngũ cốc ngâm nước nấu chín nhanh hơn và gạo lứt ngâm khi nấu chín sẽ bông lên như loại gạo trắng phổ biến, gạo nếp ngâm xong nấu sẽ dẻo hơn, ngon hơn.