Dấu vân tay được coi là dấu hiệu nhận dạng độc đáo nhất trên cơ thể con người. Mỗi mẫu dấu vân tay của từng người là duy nhất, không ai giống ai dù là anh/chị em sinh đôi cùng trứng.
Hiện nay, dấu vân tay được dùng trong quản lý con người, quản lý nhân khẩu, nhận dạng bảo mật, sinh trắc học, quản lý tội phạm…
Tại sao dấu vân tay của mọi người lại khác nhau?
Xòe bàn tay ra, bạn sẽ nhìn thấy những ‘họa tiết’. Nếu thoáng qua, dấu vân tay của ai cũng na ná nhau nhưng thực tế, dấu tay của mỗi người là duy nhất. Dưới đây là những nguyên nhân khiến dấu vân tay của mọi người là khác biệt nhau hoàn toàn.
Do gene
Theo Sina, ngày nay có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hình thái dấu vân tay nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục, bởi gene mới là yếu tố chính quyết định vân tay của từng cá nhân. DNA là mã di truyền duy nhất, không ai trùng với ai thì dấu vân tay cũng vậy. Đây chính là lý do tại sao dấu vân tay của mọi người lại khác nhau.
Sự phát triển trong thời kỳ bào thai
Hình thái của dấu vân tay được hình thành ngay từ khi con người trong bụng mẹ. Trong quá trình thai nhi phát triển, các nếp gấp biểu bì ở da ngón tay trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển phức tạp, có sự tương tác của nhiều loại protein và phân tử tín hiệu. Quá trình tăng trưởng này xác định hình dạng và kiểu vân tay, một quá trình độc đáo làm cho dấu vân tay của mọi người khác nhau.
Tính độc đáo
Dấu vân tay của con người có sự khác biệt về kiểu dáng, chủng loại vân và số lượng, dấu vân tay của hai bàn tay trên cùng một cơ thể cũng thường khác nhau.
Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hình thái dấu vân tay, ví dụ như khi tay tiếp xúc với hóa chất, bị bỏng, hay các bệnh ngoài da,…
Một số điều thú vị về vân tay
Theo các chuyên gia, dấu vân tay được hình thành từ lúc thai nhi mới chỉ 5-6 tháng tuổi và đường nét dấu vân tay sẽ giữ nguyên trong suốt cuộc đời con người. Nhiều kẻ tội phạm cố gắng mài các đầu ngón tay để xóa dấu vân tay, tuy nhiên khi lớp da mới thay thế, nó vẫn mang đường nét của dấu vân tay cũ.
Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt sinh ra mà không có vân tay. Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Techion (Israel) và Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân: Là do sự thiếu hụt protein keratin 14 (KRT14) gây ra bệnh DPR và Hội chứng Naegeli; trong đó có biểu hiện khuyết vân tay.
KRT14 là loại protein xơ tạo thành mô sừng của cơ thể, chất này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của da và dấu vân tay. Tình trạng thiếu hụt Keratin 14 là căn bệnh có tính di truyền.
Ngày nay, cơ quan điều tra có thể phát hiện ma túy qua dấu vân tay trong vài phút. Một thiết bị rất nhỏ gọn được dùng để phết các hạt nano vàng phủ kháng thể lên dấu vân tay, kháng thể kết hợp với kháng nguyên trong mồ hôi tạo ra những hạt huỳnh quang có màu, từ đó giúp xác định chủ nhân dấu vân tay này có vừa dùng chất ma túy hay không.
Người xưa cũng dùng dấu vân tay
Người Babylon cổ đại từng in dấu vân tay lên bảng đất sét để ghi lại các giao dịch kinh doanh, người Trung Quốc cổ đại dùng vân tay in trên dấu trên giấy để xác định danh tính, nợ nần, thay cho chữ ký…
Ngày nay, khi du khách đi du lịch Mỹ đều phải để lại dấu vân tay ngay khi nhập cảnh, chỉ mất vài giây để quét và để lại thông tin nhận dạng cá nhân, điều này giúp việc quản lý con người trở nên dễ dàng hơn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Dán 2 miếng urgo lên điều hòa, việc nhỏ mà hưởng lợi to
-
Vì sao tỏi ngâm giấm lại chuyển màu xanh? Có cách nào để khắc phục không?
-
Nhìn tướng cằm 5 giây biết tương lai bạn hóa Phượng Hoàng hay nô tì trọn kiếp?
-
Dân gian có câu “Cả vú to hông cho không chẳng màng” nghĩa là sao?
-
Khi không dùng đến, có cần tắt wifi mỗi ngày hay không?