Vì lý do an toàn và đảm bảo vệ sinh
Nổi tiếng là người ưa sạch sẽ và quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ, theo quan niệm của người Nhật, bồn cầu là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Đặc biệt, hành động giật nước bồn cầu sẽ khiến vi khuẩn trong chất thải bắn ra khỏi phạm vi bồn cầu. Thế nên, việc phân bồn cầu và nhà tắm thành 2 khu vực riêng biệt sẽ giúp bạn đảo bảo được vệ sinh, dễ dàng làm sạch không gian và hạn chế được không ít các căn bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, các bồn cầu Nhật Bản hiện nay có thêm nhiều tính năng hiện đại và phải sử dụng điện. Việc đặt bồn cầu và nhà tắm riêng cũng giúp khu vực bồn cầu luôn khô ráo, sạch sẽ và tránh nhiều sự cố đáng tiếc.
Để nâng tầm không gian sống
Nếu như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt bồn cầu chung với nhà tắm để tiện sử dụng thì người Nhật lại hoàn toàn khác biệt. Khá nhiều các gia đình Nhật Bản đặt ra tiêu chí bồn cầu phải tách biệt với khu vực nhà tắm khi tìm mua hoặc thuê nhà.
Sở dĩ như vậy là vì văn hoá Nhật Bản rất coi trọng việc tắm rửa, thậm chí họ còn xem đây là “nghi thức” quan trọng khi gột rửa bụi bẩn, chuyện buồn phiền và mệt mỏi sau giờ làm việc căng thẳng. Vì thế, trong những gia đình người Nhật, họ thường sắm sửa bồn tắm lớn và trang trí phòng tắm chẳng kém nơi nghỉ dưỡng đích thực với những món đồ như tranh ảnh, cây cảnh, dầu thơm…
Nếu như nhà tắm được xem như nơi “thanh tẩy” thì nhà vệ sinh lại là nơi “sản xuất chế phẩm”. Do đó, người Nhật thường cố gắng tách bạch thành 2 phòng để đảm bảo việc trải nghiệm cuộc sống. Thêm vào đó, việc tách riêng bồn cầu và phòng tắm cũng giúp tối ưu hoá không gian vì các thành viên có thể hoạt động đồng thời một lúc mà chẳng cần chờ đợi hay hối thúc nhau, từ đó tiết kiệm không ít thời gian.
Do bố cục không gian nhà tắm thường thấy của người Nhật
Cấu trúc nhà tắm người Nhật thường có khu vực sảnh, đây là nơi đặt bồn rửa mặt và cũng là chỗ để bạn thay quần áo. Tiếp đó mới là nhà tắm với bồn tắm và không gian để gia chủ sử dụng vòi tắm đứng.
Trong văn hoá của đất nước Đông Á này, các thành viên trong nhà sẽ luân phiên sử dụng bồn tắm. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh, mọi người thường kỳ cọ dưới vòi hoa sen trước khi ngâm bồn. Việc tách riêng nhà tắm và bồn cầu sẽ giúp mọi người trong gia đình có thể thoải mái sử dụng không gian này vào các hoạt động khác nhau.
Trong nhà tắm của người Nhật thường trang bị những vật dụng như:
- Xăng đan hoặc dép lê không thấm nước: Vật dụng này tuy nhỏ nhưng rất hữu ích khi đi vệ sinh vì có thể giúp bạn giữ chân khô thoáng, sạch sẽ.
- Thảm sàn chống trượt: Giảm nguy cơ bị trượt, ngã khi di chuyển trong phòng vệ sinh.
- Giỏ và khay tắm: Giúp khu vực nhà tắm lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ.
- Ghế đẩu nhỏ bằng nhựa: Gia chủ có thể sử dụng khi tắm vòi hoa sen, vừa thuận tiện vừa an toàn.
Tác giả: Minh Thu
-
Nửa cuối năm 2023: 3 chòm sao nữ vượng vận quý nhân, cuộc sống giàu sang, gia đình hạnh phúc
-
Rằm tháng 7 cô hồn: 4 tuổi hạn đen kéo đến, tiền của không cánh mà bay
-
Mệnh số dát vàng: 3 tuổi này chạm tay vào may mắn, đầu tháng 9 đã có lộc to
-
Chạy Trời không khỏi nắng: 3 tuổi xui xẻo đủ đường, không cẩn thận dễ tiền mất tật mang cuối tháng 7
-
Chúc mừng 3 con giáp có Tài Tinh chiếu: Tháng 9 tiền về, tháng 10 "nổ lộc", cuối năm phát tài