Rau ngải cứu là loại rau thường được dùng để ăn cùng thịt gà làm canh gà, lẩu gà, hoặc ăn cùng trứng gà. Rau ngải cứu được xem như một vị thuốc dân gian có nhiều công dụng. Người xưa thường dùng ngải cứu chữa đau nhức đầu, đau nhức toàn thân, xông hơi trị mệt mỏi cảm cúm...
Nhưng người xưa còn khuyên trồng ngải cứu trước nhà vì giá trị phong thủy của loài cây này.
Ý nghĩa của cây ngải cứu
Ngải cứu là loại cây có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy xa xưa. Ngải cứu là cây thiêng thường được người xưa dùng để trừ tà, đuổi ma quỷ. Theo quan niệm xưa thì ngải cứu là cây dương khí mạnh, chúng thuần dương nên có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận.
Vì thế ngải cứu có giá trị phong thủy to lớn. Người xưa dùng ngải cứu để treo trước nhà nhằm trừ tà ma. Hơn nữa ngải cứu có tính thanh tẩy không gian, khử độc.
Thế nên ngải cứu thường được dùng để xông nước hoặc đốt xông khói để đuổi ma quỷ và trị bệnh. Thời xa xưa người ta dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai.
Vì thế nên người xưa khuyên trồng cây ngải cứu trước nhà để luôn sẵn có vị thuốc dân gian hữu ích ngay khi cần. Hơn nữa cây ngải cứu giúp trừ tà nên trồng trước nhà giúp ngăn chặn ma quỷ tà đạo để bảo vệ gia chủ bình an gặp nhiều may mắn thuận lợi.
Hơn nữa cây ngải cứu cũng được dùng để trị muỗi, đuổi muỗi. Lá ngải cứu xông lên để giúp đuổi muỗi. Ngải cứu treo trước nhà, đốt trước nhà cũng giúp xua đuổi ma quỷ mang lại vận may cho gia đình. Người ta cũng thường nấu nước ngải cứu để tắm trị cảm và đuổi vận xui.
Ngải cứu là một vị thuốc tốt cho phụ nữ dùng để điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp làm đẹp da. Ngải cứu là vị thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng và cũng là loại rau ăn mà nhiều người yêu thích.
Cách trồng cây ngải cứu
Cây ngải cứu có thể trồng bằng hạt, cây con nhưng phổ biến là giâm cành. Bạn ngắt một đoạn cành ngải và giâm vào đất.
Để ngải cứu phát triển tốt bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Ngải cứu ưa sáng nên cần đảm bảo cây đủ ánh sáng ít nhất 5 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt
- Khi trồng thì nên tưới nước cho cây ngày 2 lần sáng và tối
- Ngải cứu nhanh lan bò trên mặt đất nên không cần phải chăm bón nhiều, cũng không cần bón quá nhiều phân
- Ngải cứu khi trưởng thành có thể chịu hạn tốt nên không cần phải tưới thường xuyên.
- Ngải cứu có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc trồng trực tiếp ngoài đất
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên