Mặc dù vận mệnh của con người là đã được Thượng Thiên an bài, nhưng kỳ thực vẫn có thể thay đổi được. Mọi người chỉ cần đem bản tính lương thiện của mình tăng lên, mở rộng ra, tận lực làm thêm nhiều việc thiện, thì sẽ tích được nhiều âm đức. Đây chính là cái phúc mà chúng ta tự tạo ra cho mình, nên người khác có muốn chiếm đoạt cũng không chiếm được.
Vậy như thế nào là làm việc thiện tích đức? Làm việc thiện, tích đức chính là làm việc tốt, giúp đỡ mọi người làm việc tốt, luôn mang trong mình lòng từ bi, không mưu lợi. Có người cho rằng, làm việc thiện tích đức chỉ là dùng tiền cứu giúp người nghèo hoặc cho người nghèo vật chất của cải. Kỳ thực, đây chỉ là một cách làm việc thiện trong rất nhiều cách mà bên Phật gia dạy bảo.
Dưới đây là câu chuyện về Thương Lộ, một trong những đại trọng thần triều Minh, là nhân vật điển hình minh chứng cho điều này.
Mặc dù xuất thân bình dân, Thương Lộ đã đỗ đầu trong cả ba kỳ thi, sau này ông trở thành Văn uyên các Đại học sĩ (là một trong các Phụ thần trong Nội các Đại học sĩ, tương đương với chức tể tướng). Ông nổi tiếng là một người ngay thẳng, chính trực, luôn bảo vệ công lý và giúp đỡ người nghèo.
Cha của Thương Lộ là một viên quan nhỏ luôn giúp đỡ người nghèo. Dưới sự ảnh hưởng và giáo dục của cha, Thương Lộ đã trở thành người đại diện cho người nghèo và công lý. Ông được dân chúng yêu mến và ca ngợi: “Trong tất cả các đại thần trong triều, Thương Lộ là tốt nhất.” Thương Lộ suốt cuộc đời đã luôn hành thiện tích đức, nên cuối cùng gia tộc họ Thương đã được phúc báo trong nhiều thế hệ.
Bất kể việc gì ông làm, ông đều vì lợi ích của quốc gia và của bách tính. Trong “Minh sử”, ông được ca ngợi là một người “đơn giản và thẳng thắn, rộng lượng và khoan dung trong đối nhân xử thế. Còn trong các việc đại sự, ông lại rất kiên định và lý trí.”
Gia tộc họ Thương được thiện báo bất đoạn. Các thế hệ con cháu của Thương Lộ đều là những người tài năng và đỗ đạt khoa cử, nhiều người trong số họ đã trở thành những đại thần trong triều đình.
Vào cuối đời, một đồng sự đến thăm Thương Lộ, khi chứng kiến con cháu của ông đông đúc và đều là những người hiền tài, người đó đã cảm thán mà thốt lên: “Bao năm qua làm việc cùng ông, tôi chưa từng bao giờ thấy ông hạ bút kết tội ai một cách xằng bậy. Do đó con cháu của ông đều hiền tài vinh hiển – đó chính là phúc báo do ông đã luôn hành thiện tích đức.”
Vì vậy người muốn hành thiện không nhất thiết phải dùng tiền mà phải dùng tâm và cách hành động của mình.
Người không có tiền của, có thể giúp người khác bằng sức lao động, giúp đỡ người già, yêu quý trẻ nhỏ, giúp đỡ người tàn tật, cứu người khi họ gặp nguy hiểm, nhặt những vật nguy hiểm trên đường để người khác không gặp nạn…Những việc làm ấy tuy rằng rất nhỏ bé, nhưng đó đều được coi là làm việc thiện.
Phạm vi của “làm việc thiện” thực ra rất rộng lớn. Có thể dùng tiền và không dùng tiền, đều làm được, điều quan trọng nhất là ở tấm lòng, ở cái tâm con người. Ở vào lúc người khác đang tuyệt vọng thì chỉ cần một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười hay một nét mặt ôn hòa cũng đủ để cứu giúp một đời người.
Cho nên, trong cuộc sống phải luôn luôn có tâm tính tốt, nói những lời tốt đẹp, làm việc tốt, làm người tốt, đó chính là làm việc thiện tích đức. Không phải chỉ có lên chùa quyên góp một số tiền lớn mới là bố thí, công đức mà là xem ở cái tâm của mỗi người.
Công đức lớn hay nhỏ không phải được quyết định ở hình thức làm việc thiện, mà là được quyết định ở ý niệm chân thật và thuần khiết thi hành thiện. Chỉ cần có tâm, thì một việc làm nhỏ cũng có thể tạo ra vô lượng công đức. Bởi vì, chính cái tâm ấy đã là to lớn vô lượng. Thật tâm làm việc, không quản đó là việc lớn hay nhỏ, đều có công đức thực sự.
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều điển tích điển cố, chứng minh rằng sức mạnh của thiện tâm là to lớn vô hạn.
Mỗi một việc tốt, việc xấu mà con người làm ngày hôm nay sẽ quyết định sự nghiệp của người ấy trong tương lai là thành công hay thất bại.
Người xưa có câu: “Trời đất là vô tư, không thiên vị bất kể ai. Duy chỉ có “đức” là thân thiết, gần gũi với Trời và Đất. Cho nên, một chút đức sẽ tự chiêu mời một chú phúc báo.”
“Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức! Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới bình an, phú quý.
Hãy kiên nhẫn làm việc thiện, tận tâm bố thí, thành tâm chờ đợi, chịu nhẫn chịu khổ, kiên trì bền bỉ, tin tưởng rằng ông trời không bao giờ bỏ quên, bạc đãi người tốt!
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Làm người có 3 chữ cần “khắc cốt ghi tâm” để muôn đời được PHÚC BÁO
-
Này các anh, phụ nữ chúng tôi có 8 điều mong các anh “khắc cốt ghi tâm”
-
Phật dạy: Cả đời “bạc mệnh”, mất hết phúc báo vì lời nói cay độc
-
Trên đời này mãi mãi có một người chờ đợi bạn!
-
Nếu bạn muốn được “NHẬN” nhiều từ cuộc sống, hãy làm điều này!