Tam độc trong Phật giáo, nói về 3 trạng thái tinh thần có hại: Tham, sân, si. Vì bị kiềm chế bởi tam độc tham, sân, si nên chúng sinh luôn tạo nghiệp ác và do đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt, chúng inh bị kiềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong 6 cõi luân hồi với một tâm thức và thân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ.
Tam độc là phần chính giữa trong bức tranh “Bánh xe luân hồi” (Bhavachakra), đặt tại nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, với hình ảnh con công, rắn và lợn cắn đuôi nhau.
Nếu không nhận diện được bản chất của nó và cách kiểm soát thì ta sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của nó, vì sao? Vì một khi 3 thứ này nó khởi lên thì nó sẽ thiêu cháy tất cả nào là nhân cách đạo đức, sự sáng suốt, mạng sống của chính chúng ta và những người khác.
Tham: Là nhu cầu muốn được đáp ứng những ham muốn bất tân mà bất chấp mọi thứ. Tham có những loại sau: Tham tài vật, tham sắc dục, tham danh vọng.
Sân: Sân là sân hận, là sự thù ghét, là sự nóng nảy,… Sân có những loại sau: Do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục,… của bản thân bị xâm phạm; Do ham lợi lộc, tài vật, danh vọng, sắc dục không thể đạt được hoặc chưa được như mong muốn; Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình (ghen tị thành thù ghét).
Si: Si là mê muội, mê lầm, là sự không sáng suốt, không đủ khả năng để nhận ra sự thật, chân lý. Mê lầm thông thường của người đời có 3 loại: Không nhận diện được đạo lý; Không nhận biết bản chất sự việc; không nhận diện thân, tâm của mình.
Làm sao để kiềm chế THAM, SÂN, SI?
Tham: Nếu có tâm tham thời phải “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”. Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Vô tham là không tham lam.
Sắc dục cũng thế, chỉ cần 1 lần không kiềm chế được sự ham muốn thì thói quen của cảm thụ, hay bị kẻ xấu quay phim, chụp hình nắm cán, khống chế, xui khiến làm chuyện ác. Lúc này gia đình hạnh phúc, sự nghiệp cũng tiêu tan.
Sân: Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:
Tham, sân có nên biết và đối trị để hạn chế nó không? Câu trả lời là của bạn! Tùy vào cái thứ 3 là “si” trong bạn ít hay nhiều.
Si: Cái si mê căn bản nhất là nhận thức sai lầm cho nên có thể coi si mê chính là gốc rễ, sân hận chỉ là cành và tham lam là lá. Chúng ta muốn kiểm soát được tham, sân thì phải diệt trừ gốc rễ, có như thế trí tuệ mới được khai sáng, tự nhiên sẽ diệt trừ được sân hận và tham lam.
Bởi vậy, trí tuệ rất quan trọng, con người cần phải có tri thức mới có thể nhận thức được cái đúng cái sai, cái ngu dốt của bản thân, cái bản chất của sự việc… Từ đó việc làm mới chính đáng, tránh khỏi những điều tai hại, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích cho người, ở hiện tại cũng như ở tương lai.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ngày anh chìa lá đơn ly hôn kèm chữ ký trước mặt, tôi mới ngã ngửa...
-
3 con giáp ĂN LỘC TRỜI, tiền bạc nhiều ngập két nửa cuối năm 2017
-
Đàn bà có 9 nốt ruồi này, ắt là người đa tình!
-
Nhìn vợ, tôi chán chường đến mức đi làm chẳng muốn về nhà, ngày càng thấy vợ không xứng với mình
-
Nhìn những bức ảnh trong điện thoại của vợ sắp cưới, tôi bàng hoàng vì quá khứ lẫy lừng của em