Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh mới đây đã ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:
Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.
Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.
Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.
Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Bên cạnh đó, quy định mới còn điều chỉnh một số địa phương chuyển lên vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao hơn, dẫn đến mức lương tối thiểu vùng của các địa phương này cũng tăng theo đáng kể.
- Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) được chuyển từ vùng II lên vùng I: Lương tối thiểu vùng tăng từ 3,92 triệu đồng/tháng lên 4,68 triệu đồng/tháng - tăng 760.000 đồng/tháng.
- Thành phố Hoà Bình, huyện Lương Sơn (Hòa Bình); Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều (Quảng Ninh); thành phố Vinh, thị xã Cửa lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)... được chuyển từ vùng III lên vùng II: Lương tối thiểu vùng tăng từ 3,43 triệu đồng/tháng lên 4,16 triệu đồng/tháng - tăng 730.000 đồng/tháng.
- Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh); các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Đô Lương và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai (Nghệ An)... được chuyển từ vùng IV lên vùng III: Lương tối thiểu vùng tăng từ 3,07 triệu đồng/tháng lên 3,64 triệu đồng/tháng - tăng 570.000 đồng/tháng.
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động, công đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động.
Người đang hưởng lương theo tuần, ngày, sản phẩm, lương khoán thì mức lương đang trả quy đổi trả lương theo tháng, theo giờ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định.
Việc quy đổi mức lương theo tháng hoặc theo giờ này do người sử dụng lao động lựa chọn, kết quả quy đổi nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ việc trả cho người lao động theo các hình thức so với mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định. Nghị định không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.
Về trách nhiệm thi hành, Nghị định quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 cách định giá nhà đất nhanh chóng, chính xác người dân cần nắm chắc
-
Từ 1/7: 3 đối tượng chính thức được tăng lương
-
Ngành học lạ lùng: Lương tính tiền đô nhưng không mấy ai làm, cả nước tỷ dân chỉ có 5 trường
-
Những sai sót thường gặp khi nhận thẻ CCCD gắn chip và cách khắc phục
-
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng BHXH, BHYT cho nhân viên?