Người trồng cây hoa trà sẽ biết chăm sóc cây cảnh cần sự tỉ mỉ thế nào. Hoa trà là loại cây không dễ trồng như nhiều cây khác. Hoa trà thường chỉ nở một mùa tết Âm lịch. Chúng thuộc giống cây cảnh quý và phải biết chăm sóc mới nở hoa. Trải qua mùa đông lạnh giá hoa trà thường hay bị thâm lá. Nhưng chăm sóc đúng chúng sẽ nở hoa vô cùng rực rỡ. Hoa trà nở rực rỡ trong Tết Nguyên đán, là loại hoa mà nhiều gia đình lựa chọn trang trí trong dịp Tết.
Hãy áp dụng các cách sau để hoa trà bung nở đúng dịp Tết nhé:
Hoa trà là cây ưa ẩm
Hoa trà thuộc nhóm cây trồng ưa độ ẩm không khí cao nên bạn cần chú ý tưới nước cho cây đúng cách.
Mùa đông hanh khô thì nên dùng bình phun sương xịt nước khi thông gió tránh để nước đọng lại trên lá gây bệnh. Nếu không có kinh nghiệm thì chỉ nên tưới vào gốc cây. Khi cây có nụ không nên xịt vì sẽ bị đọng nước thối nụ. Khi trồng cây hoa trà, bạn nên đặt chậu trà lên viên gạch để hơi nước bay lên sẽ bám vào cây cảnh, duy trì độ ẩm thích hợp cho cây.
Nên trồng cây trà ở khu vực thông thoáng, tránh trồng trong nhà lâu. Nếu độ ẩm không khí quá thấp thì đõ quyên sẽ bị quăn lá, lá bị cháy xém còn lá cây hoa trà bị úa và quăn lại. Nếu thiếu nước thì cây lại không thể bung nở và yếu dần đi. Nước tưới cho cây trà phải là nước sạch không hóa chất, không dùng nước thải sinh hoạt để tưới.
Giữ môi trường thông thoáng cho cây trà
Cây trà nên đặt trước nhà, hoặc cửa sổ để đảm bảo thông thoáng để tránh bị đọng lá nước ở rễ, lá gây thối và thâm đen lá. Đặt cây trà ở vị trí có ánh sáng, đừng có ánh sáng mạnh nhưng không được thiếu sáng. Nếu để cây hoa trà ở trong nhà thì nên mở cửa cho thông thoáng để tạo gió cho phòng. Như thế hoa sẽ bung nở.
Chú ý ánh sáng
Hoa trà là cây ưa ánh sáng, nếu trồng cây trà bị thiếu sáng thì cây không nở, nụ hoa sẽ bị thui thâm đen. Vì vậy, chúng ta cần trồng hoa trà ở nơi có đủ ánh sáng như cạnh cửa sổ, ban công, ngoài thềm khi hoa nở có thể mang vào nhà trưng. Như vậy, dù mùa đông u ám chúng vẫn đảm bảo đủ ánh nắng.
Vào mùa đông cây trà thiếu nắng thì nên cho chúng tắm nắng. Tuy nhiên nếu ban đêm có sương thì nên chú ý mang chúng vào vì sương có thể làm nụ hoa bị thâm đen, héo. Việc đủ sáng giúp các cây cảnh này phát triển tươi tốt và nụ hoa lớn nhanh và nở rực rỡ, đều đẹp.
Bón phân hợp lý cho cây trà
Từ khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch là lúc cây trà cần được bón nhiều hơn. Người bán cây cảnh cho bạn cũng phải liên tục bón phân và tưới nước mới có thể giúp cây cảnh ra nhiều nụ, tươi tốt. Nếu bạn là người trông cây hoa trà đã lâu thì mỗi tháng bạn nên bón phân theo nồng độ thích hợp cho cây 2-3 lần thì sẽ thúc đẩy chồi và nụ của cây mọc nhanh. Còn nếu bạn muốn hãm sự ra nụ có thể ngừng bón phân. Vào mùa đông, là thời kỳ ra hoa, cây cảnh cần lượng dinh dưỡng lớn nên bạn cần tăng cường bón phân cho chúng.
Cắt tỉa để hoa khỏe
Để đảm bảo cây hoa trà có đủ chất dinh dưỡng để nở, thì bạn nên tỉa thưa và cắt tỉa nụ kịp thời. Bạn chỉ nên giữ lại 2 nụ khỏe trên mỗi cành và dùng tay ngắt phần còn lại. Loại bỏ những nụ yếu và để lại những nụ khỏe để đảm bảo những nụ hoa còn lại được nuôi dưỡng đầy đủ và cho hoa to hơn, nhiều màu sắc hơn.
Đồng thời, chú ý cắt tỉa những cành, lá bị héo, bị bệnh để chất dinh dưỡng tập trung hơn vào sự phát triển của chồi và nụ hoa mới.
Lau lá cho cây trà
Lá cây trà cần sạch nên thường xuyên phải xịt rửa hai mặt lá trà. Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá. Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Người xưa dặn kỹ: Trong nhà có 3 hương thơm, thần tài ghé thăm gia tiên phù hộ giàu có. Nghĩa là sao?
-
6 vật phẩm phong thuỷ mang lại may mắn, hoá giải tam tai, thu hút tài lộc
-
Bôi kem đánh răng lên tỏi, giải quyết vấn đề nhà nào cũng gặp, giúp tiết kiệm kha khá tiền
-
Vì sao mắm tôm sủi bọt khi gặp nước cốt chanh?
-
Người xưa nhắc nhở: Để thoát khỏi nghèo khó, hãy loại bỏ 5 món đồ thường có trong phòng khách