Hoa gạo nở đỏ rực như xua tan đi cái ảm đạm của những ngày lạnh cuối xuân, tạo nên những mảng màu ấn tượng và ấm áp.
“Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn…”.
Hoa gạo hay còn được gọi là hoa mộc miên gợi cho mỗi người những cảm xúc riêng khi tháng 3 về.
Đặc trưng của cây hoa gạo
Hoa gạo hay còn gọi là mộc miên, hoặc hồng miên và người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay loài hoa này du nhập và được trồng nhiều ở các nước như Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và rồi khi vào đến nước ta, nó được trồng nhiều ở các làng quê gắn liền với đồng lúa và con những con người mộc mạc. Cứ như vậy đến tận ngày nay hoa gạo trở thành “linh hồn” biểu tượng mỗi khi chúng ta nhắc về làng quê Việt Nam.
Cứ đến độ tháng 3 Âm lịch, cây gạo lại cho hoa đỏ rực cả một vùng trời, nở bung ra và rụng xuống đỏ gốc cây. Nét đặc trưng đó của hoa gạo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nông thôn Việt Nam.
Hoa gạo chỉ nở rộ lên khoảng 2 tuần tháng 3 Âm lịch sau đó rụng xuống. Tuy ngắn ngủi nhưng cũng khiến cho những đứa con nông thôn có ấn tượng sâu sắc nhất. Ngoài hoa gạo đỏ còn có hoa gạo trắng. Vì ít hơn rất nhiều so với hoa gạo đỏ nên cây gạo có hoa trắng ít được biết đến hơn.
Đông về, là thời gian cây gạo trút lá. Cây gạo trơ trọi sừng sững vươn cao vượt qua cả mái nhà, lặng lẽ gồng mình trong giá rét. Cũng chình thời gian đó cây gạo tích tụ, chờ đợi để chuẩn bị cho mùa ra hoa.
Cây hoa gạo có tuổi đời rất lâu. Có thể nói, cây hoa gạo gắn liền với cuộc đời nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Có cây sống được ngoài 700 năm vẫn nở hoa và cây xanh tốt. Cây hoa gạo thật đúng là một loài cổ thụ đáng ngưỡng mộ.
Truyền thuyết về hoa gạo
Có truyền thuyết kể lại rằng, hoa gạo là hoá thân của một người con gái chờ đợi người yêu trở về từ Thiên Đình, sau khi chàng trai hỏi ý kiến Ngọc Hoàng về việc mưa nắng thất thường dưới hạ giới, chàng được Ngọc Hoàng giữ lại làm thần mưa, và cho phép người yêu chàng trở thành loài hoa đỏ thắm mang tên Hoa Gạo.
Ý nghĩa của hoa gạo
Hoa gạo là loài hoa gắn bó với những làng quê Việt. Mỗi khi nghe đến tên hoa là sẽ liên tưởng ngay đến một làng quê bình yên, nơi có đồng ruộng, triền đê, có con đường làng đầy nắng và đâu đó thoang thoảng hương thơm của mùi lúa mới.
Hoa gạo còn là loài hoa gắn với núi rừng Tây Nguyên, hoa gạo mang hình ảnh của những người con gái khoẻ khoắn, chung thuỷ và sắt son. Những đoá hoa gạo rừng đỏ rực rỡ như người con gái bước vào độ tuổi đôi mươi.
Ai yếu bóng vía lại thuộc nằm lòng nhiều cao dao tục ngữ, mà đi qua gốc Gạo vào đêm, đúng lúc những hoa Gạo lìa cành rơi đồm độp trên mái tôn, mái ngói hay trên đám lá khô bên vệ đường, có lẽ không khỏi thót tim, tưởng như mình đang bị ma trêu chọc.
Trong Đông y, cây hoa gạo còn được sử dụng nhiều nữa, vỏ cây gạo cây, tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Hoa gạo có tính ngọt, mát có tác dụng trị tiết tả, thanh nhiệt, giải độc, nó còn được dùng để ướp trà. Không những thế rễ và lá của cây gạo cũng có thể dùng làm thuốc chữa trị nữa nhé.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Loại cây, mùa này hoa nở rực rỡ khắp núi rừng, trong nhà trồng giúp xua đuổi vận đen, thu hút tài lộc
-
4 cây cảnh hoa nở trĩu cành, nở vài tháng mới tàn, mang ý nghĩa sung túc và may mắn cho gia đình
-
Loài hoa chỉ nhìn màu hồng thôi đã mê mẩn, biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc và phú quý đầy nhà
-
Trồng loại cây cảnh này hoa nở rực rỡ, nở từ xuân sang thu, được xem là 'báu vật của khu vườn'
-
Trưng các loại hoa rước tài lộc này ở phòng khách, gia chủ lên như diều gặp gió