Thấy bàn chân có 5 dấu hiệu này thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

( PHUNUTODAY ) - Đôi chân giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Nếu thấy chân có những dấu hiệu này chứng tỏ sức khỏe đang gặp vấn đề.

Chân phù nề

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chân bị phù nề. Chẳng hạn như do ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, chỉ cần hoạt động làm nóng một chút sẽ tự động tan.

Nhưng nếu chân bạn thường xuyên bị phù nề và không thể tan hết thì đây chính là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị bệnh. Một số bệnh khiến chân phù nề là bệnh tim, gan hoặc thận. Trong đó, phù nề do bệnh thận là thường gặp nhất.

Ngoài phù nề chân, da của người bị bệnh thận cũng mỏng dần, cơ bắp mất đi tính đàn hồi. Khi ấn vào da sẽ không có cảm giác đàn hồi trở lại.

Với người có tiền sử bệnh tim mạch mà có thêm triệu chứng phù nề chân, tức ngực, khi hoạt động thể lực mạnh cảm thấy hít thở khó khăn thì nên gặp bác sĩ ngay.

Chân hay bị chuột rút

Chân bị chuột rút có thể là do thiếu canxi, làm việc quá mệt mỏi, bị lạnh chân,… Bên cạnh đó, một số bệnh lý như máu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường cũng khiến chân bị chuột rút.

Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, dẫn đến việc các chi dưới thiếu dưỡng khí, dẫn đến hiện tượng chuột rút.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chịu tổn thương ở hệ thần kinh và gây nên hiện tượng chuột rút.

Chân hay bị lạnh giá

Dù thời tiết ấm áp mà chân tay vẫn lạnh giá, làm thế nào cũng không ấm lên được thì có khả năng liên quan đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Chẳng hạn như bệnh tắc nghẽn động mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, máu không được lưu thông bình thường xuống chi dưới khiến cho độ ấm cơ thể cũng giảm xuống.

Trung y cho rằng thiếu máu, dương suy có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu vì vậy mà xuất hiện triệu chứng chân tay lạnh giá.

Ngón chân bất thường

Ở người bình thường độ thô và tinh tế của chân đều nhau. Tuy nhiên nếu ngón chân đột nhiên phình to hoặc xuất hiện dị thường, móng chân nhô hẳn ra thì nên cẩn thận. Hiện tượng này có liên quan đến một số bệnh lý như xơ phổi, ung thư phổi làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các mô cục bộ.

Da bàn chân khô, nứt nẻ

Những hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên bàn chân như chạy nhảy hoặc đi bộ trên chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai. Ngoài ra, da bàn chân khô nứt còn có thể gây ra bệnh như nhiễm nấm, chứng dày sừng, eczema, vảy nến, viêm da.

Bên cạnh đó khi bàn chân có mùi thì có thể đây là dấu hiệu bị nhiễm nấm. Phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân có thể bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô. Nấm sinh sôi nhiều ở những môi trường nóng ẩm, nhiều mồ hôi.

Tác giả: Trần Thu Thủy