Thầy phong thủy nhắc nhở: Dâng rượu thắp hương phải lưu ý điều này kẻo pham kỵ, nhiều nhà mắc mà không biết

( PHUNUTODAY ) - Rượu là vật phẩm cúng thường thấy trong văn hóa thờ cúng của người Việt nhưng rất nhiều người dâng rượu sai cách.

Người xưa dâng rượu vì ý nghĩa gì?

Rượu trong văn hóa đời sống Á Đông là thức uống tinh túy làm từ ngũ cốc. Rượu trong đời sống có vai trò quan trọng. Tiếp khách ăn uống không thế thiếu rượu và trà. Dâng rượu là dâng quốc hồn quốc túy. Người xưa uống rượu với nhau để hiểu nhau, để thể hiện thâm tình. 

Do đó khi cúng gia tiên thần linh không thể thiếu rượu. Nhưng rượu cúng phải là tinh túy rượu ngon, rượu thuần Việt. Rượu cúng ngon, lên men ủ chuẩn và đựng trong nậm trong bình gốm. Không phải rượu nào cũng được dâng cúng.

Rượu có ý nghĩa quan trọng

Các cụ khi chuẩn bị đồ cúng tế đều dồn hết tấm lòng thành vào đồ cúng chứ không phải có là cúng. Nếu rượu không ngon, không rõ nguồn gốc sẽ không dâng cúng tổ tiên vì như thế là bất kính không chu đáo không cẩn trọng. Rượu trong mâm lễ cúng tương tự như trầu cau, nước vậy, đó là những thứ đặc trưng gắn liền với văn hóa tâm linh người Việt. Con cháu dâng rượu thể hiện lòng thành kính với gia tiên thần linh. Rượu là tinh túy chắt lọc của gạo, ngô khoai sắn nên được xem là thức uống ngon. Người xưa thưởng thức rượu chứ không phải dùng rượu để chuốc say nên rượu dâng cúng rất có ý nghĩa. 

Nhiều nhà dâng rượu sai cách

Vói ý nghĩa như trên nên rượu cũng như nước không thể dâng qua quýt. Thế nhưng ngày nay nhiều người lại không dùng rượu thật mà dùng rượu giả, rượu trong bộ lễ trà thuốc rượu để dâng cúng.

Chai rượu đó không phải là rượu mà chủ yếu là cồn pha nước để làm qua quýt một loại rượu cúng chứ người không dám uống. Do đó đặt rượu này lên ban thờ là bất kính là không chân thành, là cúng đồ giả cho thần linh gia tiên. Không chỉ là giả và thành phần trong rượu đó còn độc hại với con người.

Tránh cúng rượu "vàng mã"

Điều đó chứng tỏ cúng cho xong không phải thành tâm dâng lễ. Nếu cúng như vậy thì không đặt lên còn hơn. Chí ít không có rượu cực ngon thì rượu cũng nên là rượu nếp nấu mà người sống dùng được, thuốc lá cũng phải là loại bao thuốc cúng xong thụ lộc hút được, chè cúng phải là loại chè dùng để uống được. Còn lại bộ hũ rượu, chè, thuốc bán ở hàng vàng mã hiện nay đều chỉ là đồ giả, cúng xong chỉ có hóa cùng giấy tiền mà người sống không dám dùng, điều đó là phạm về tâm linh.

Nhiều gia đình lại dâng rượu ngoại. Thực ra rượu ngoại trong sự du nhập văn hóa thì có thể làm lễ đặt trên ban thờ cùng cúng phẩm khác. Nhưng rượu ngoại không thể thay thế cho rượu trắng trong nghi lễ thờ cúng. Bởi thế gia đình nên chú ý điều này tránh làm sang nhưng không hợp tâm linh văn hóa.

Ban thờ Phật thì không dâng rượu

Khi mua sắm lễ, nhiều gia đình thường mua những thứ đồ cơ bản cho cả ban thờ Phật, thần tài, gia tiên giống nhau là trà thuốc rượu chè hoa quả, bánh kẹo... Nhưng thờ Phật có nét riêng không phải giống thờ gia tiên. Trong văn hóa Phật giáo, Phật dạy phật tử không uống rượu, không nấu rượu, bán rượu bởi Phật quan niệm đó là những loại vật phẩm tác hại lên não bộ cn người, làm con người thiếu sáng suốt, u mê. Bởi thế trong khi đi dâng cúng Phật không cúng rượu mà chỉ cúng nước, đồ ăn chay, hoa quả.

Thế nhưng nhiều người không rõ điều này nên vẫn dâng cúng như cúng gia tiên. Điều đó thể hiện sự thiếu hiểu biết và còn hời hợt trong thờ cúng.

Với những ý nghĩa trên bạn nên lưu ý chai rượu cúng trong lễ cúng gia tiên và thần linh nên là rượu Việt, rượu nấu từ gạo,ngô, khoai sắn và phải là rượu cúng xong có thể hạ lễ uống được.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên